Mặc dù là các món rau ăn được không ít người yêu thích, tuy nhiên, tổ chức y tế thế giới WHO đã liệt kê chúng là một trong những món ăn có nguy cơ cao gây ung thư.

Lam Lam (t/h) 08:13 21/07/2022

Phần vì bản thân các loại rau này dễ tiết chất độc, phần vì một số phương pháp chế biến sai cách. Do đó, mỗi người cần cẩn trọng khi ăn.

1. Rau họ cải để qua đêm

Chúng ta biết một số loại rau họ cải như: cải ngọt, cải bó xôi, cải thìa… thường dễ chế biến và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu các loại rau này được đun đi đun lại, thậm chí để qua đêm, chúng dễ bị biến chất và giải phóng các chất có thể gây ung thư cao, cụ thể như nitrat chứa nhiều trong cải có thể bị chuyển hóa thành nitrosamine - chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm khi hâm nóng trở lại sau thời gian để qua đêm.

Một số loại rau giàu chất sắt cũng được chỉ ra khi để qua đêm và đun nóng lại sẽ bị oxy hóa và tạo ra các gốc tự do nguy hiểm gây ung thư, vô sinh. Do đó, chúng ta nên cẩn thận với các loại rau khi để qua đêm.

Tránh để các loại rau họ cải qua đêm. Ảnh: Internet

2. Dưa cà muối chua

Dưa cà muối là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của nhiều gia đình. Món ăn này giúp chống ngán và kích thích vị giác. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ một số lượng nhiều loại dưa cà muối chua này, >bệnh ung thư dạ dày và ung thư vòm họng rất dễ xảy ra.

Bởi lẽ, cà muối hay dưa món là những món ăn lên men chứa muối, chúng sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng, từ đó khiến lớp niêm mạc dày dày bị ăn mòn và phá hủy nghiêm trọng. Một số điều kiện này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP (vi khuẩn gây ung thư dạ dày) phát triển. Do đó, bạn nên cẩn trọng với các món ăn lên men, muối chua. Tránh sử dụng nhiều và lưu ý nên ăn ở mức độ vừa phải.

3. Măng tươi chưa luộc

Một trong những món ăn phổ biến không kém tại Việt Nam chính là măng tươi. Măng tươi khi chưa luộc chứa rất nhiều chất như cyanid, gây ngộ độc cho con người. Nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa. Vì điều đó, khi ăn măng, cần rất cẩn trọng khi chế biến. Bạn cũng nên điều chỉnh mức độ ăn vừa phải. Nên thực hiện theo những hướng dẫn về sơ chế măng kĩ càng trước khi ăn.

Cần sơ chế măng trước khi chế biến hiệu quả. Ảnh: Internet

4. Giá đỗ không có rễ

Một số chất độc tích trong giá đỗ không rễ được chỉ ra. Trong đó, các hóa chất sẽ dễ ứ đọng trong phần giá không rễ với vẻ ngoài trắng muốt, mập mạp. Các hóa chất này cũng được chỉ ra khó làm sạch, đặc biệt với loại rau dễ sử dụng tươi như giá.

Bạn nên chú ý các loại giá đỗ truyền thống mất khoảng gần 1 tuần để sinh trưởng, vì vậy mà bén rễ nhiều và dài, thân rễ có rễ phụ mọc ra. Trong khi đó, giá ngâm hóa chất chỉ có một đoạn rễ rất ngắn sậm màu dưới thân. Giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt nhìn rất kích thích còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa. Không nên chọn giá đỗ cọng dài bất thường, giá càng dài lượng protein và >dinh dưỡng trong đó càng ít.

Giá có nhiều rễ được trồng tự nhiên. Ảnh: Internet

Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau. Loại giá không hóa chất gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt. Cọng giá sạch, khi bấm vào thấy độ giòn của giá, khi xào không ra nước và khi ăn có vị thơm.

5. Dương xỉ diều hâu

Theo NCBI, dương xỉ diều hâu, hay còn được gọi là Pteridium aquilinum có thể gây nên ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người ăn. Lý do là bởi dương xỉ diều hâu có chứa chất ptaquiloside, chất này đã được chứng minh có thể gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ. Một số loại rau họ dương sỉ cũng được chỉ ra tương tự. Do đó, nên lưu ý một số loại rau dương xỉ hay thịt và sữa của các loài động vật ăn dương xỉ.

Rau dương xỉ gây nguy cơ ung thư. Ảnh: Internet

 

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe