Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, những bài tập thể dục này có thể giúp bạn giảm mỡ, tăng khối lượng cơ bắp, cải thiện sự cân bằng và giảm căng thẳng, thậm chí có thể làm giảm nhu cầu tiêm insulin.
Tập thể dục có thể giúp tăng cường hoạt động của insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.
Tập thể dục còn giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật bằng cách tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, giảm cân, cải thiện khả năng thăng bằng.
Theo Liên minh Hành động chống Béo phì, những người béo phì có khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn.
Theo một nghiên cứu, ở những người trưởng thành mắc> bệnh tiểu đường type 2, có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 35 (được phân loại là béo phì) sẽ làm tăng nguy cơ gặp vấn đề về thăng bằng và té ngã.
Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất dành cho người Mỹ của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS), người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên đặt mục tiêu hoạt động 150 - 300 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần.
HHS cũng khuyến nghị nên tập luyện sức mạnh 2 lần/tuần để chống lại bệnh tim bằng cách giảm huyết áp, hỗ trợ giảm cân, giảm mức cholesterol và hemoglobin A1C (lượng đường trung bình máu trong khoảng 2 - 3 tháng).
Dưới đây là 6 bài tập tuyệt vời mà người bệnh tiểu đường nên tập hàng ngày.
Nếu bạn mắc tiểu đường mà chưa có kế hoạch tập thể dục, hãy bắt đầu bằng việc đi bộ.
Đi bộ có lẽ là một trong những hoạt động được chỉ định nhiều nhất cho người mắc tiểu đường loại 2
Đi bộ nhanh, thực hiện ở một tốc độ làm tăng nhịp tim, được xem là một bài tập cường độ trung bình.
Đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu khuyến nghị là 150 phút tập thể dục trung bình.
Thái cực quyền là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở.
Một phân tích trên Tạp chí Nghiên cứu về Tiểu đường kết luận rằng thái cực quyền là một cách tập luyện hiệu quả cho người mắc tiểu đường type 2 để kiểm soát đường huyết và chỉ số A1C.
Thái cực quyền lý tưởng cho người mắc tiểu đường vì nó vừa giúp rèn luyện >sức khỏe vừa giảm căng thẳng.
Thái cực quyền cũng cải thiện cân bằng và có thể làm giảm tổn thương dây thần kinh - một biến chứng phổ biến ở người mắc tiểu đường mà đường huyết không được kiểm soát tốt.
Tập tạ không chỉ tốt cho người mắc tiểu đường mà còn cho tất cả mọi người.
Tập tạ giúp xây dựng khối cơ, rất quan trọng với người mắc tiểu đường type 2. Nếu bạn mất khối cơ, bạn sẽ khó duy trì đường huyết.
HHS khuyến nghị tập sức mạnh hoặc tập tạ ít nhất 2 lần/tuần để kiểm soát tiểu đường.
Giống như thái cực quyền, nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, yoga có thể giúp giảm căng thẳng và kiểm soát tình trạng bệnh
Khi mức độ căng thẳng tăng cao, lượng đường trong máu của bạn cũng tăng theo.
Một trong những lợi ích của việc tập yoga là bạn có thể tập bao nhiêu lần tùy thích.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Hoạt động thể chất & Sức khỏe kết luận rằng tập thể dục giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm ở người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 2.
Bơi lội là một bài tập cardio lý tưởng cho người mắc tiểu đường type 2 vì nó không gây áp lực lên khớp của bạn, ít gây căng thẳng cho cơ thể hơn so với đi bộ hoặc chạy bộ.
HHS cho biết, đi xe đạp cũng là một hình thức tập cardio giúp tim phổi khỏe hơn, đồng thời là một phương pháp đốt cháy calo hiệu quả.
Theo một nghiên cứu, chỉ cần đạp xe vài lần mỗi tuần như một phương thức đi lại thông thường đã có thể làm giảm nguy cơ béo phì, huyết áp cao và giảm nồng độ triglyceride.
Để đạp xe, bạn thậm chí không cần phải rời khỏi nhà. Một chiếc xe đạp tập thể dục cố định trong nhà sẽ giúp bạn có thể tập luyện bất kể thời tiết.
(Theo Everydayhealth)