Dưới đây là những nhóm người mà GS.BS Zhao Ping khuyến cáo có nhiều nguy cơ bị ung thư tuyến giáp hơn cả.
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết rất quan trọng trong cơ thể, nằm ở phía trước cổ. Vai trò của tuyến giáp đó là tiết ra hormone và được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua các mạch máu và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều...
Tuyến giáp hoạt động quá mức, hoặc phải đối diện với những tác nhân xấu có thể trở nên suy yếu và không tiết đủ hormone sẽ gây nên các biến chứng như cholesterol tăng cao, gây ra bệnh tim, mệt mỏi, trầm cảm, táo bón. Ngược lại, tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone sẽ gây tăng cân, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ.
Sự tổn thương tuyến giáp có thể tạo điều kiện để tế bào ung thư phát triển. Theo GS.BS Zhao Ping (Bác sĩ trưởng của Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Y Đại Liên, Trung Quốc): Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ngày càng phổ biến. Vì không có triệu chứng rõ ràng nên việc phòng ngừa ung thư tuyến giáp là tương đối khó. Nếu muốn biết mình có nguy cơ cao bị các loại ung thư tuyến giáp hay không bạn cần quan sát kỹ những dấu hiệu khác lạ của cơ thể. Bác sĩ khuyến cáo những người nào được phát hiện có nguy cao bị ung thư, có thể cần phải cắt bỏ tuyến giáp để phòng ung thư dù là chưa có triệu chứng gì cả.
Dưới đây là những nhóm người mà GS.BS Zhao Ping khuyến cáo có nhiều nguy cơ bị ung thư tuyến giáp hơn cả.
Tế bào ung thư tuyến giáp "yêu thích" nhất 5 nhóm người này:
1. Những người có chế độ ăn uống không khoa học
Theo GS.BS Zhao Ping, những người ăn uống thất thường, ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, đồ ăn chế biến sẵn dễ tiến triển bệnh tuyến giáp. Ngoài ra, việc ăn thiếu hay thừa I-ốt cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Vị giáo sư lý giải rằng, việc bổ sung I-ốt không hợp lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết hormone tuyến giáp.
Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả vì những thực phẩm này có chứa một lượng I-ốt nhất định, có thể duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp. Các món như hải sản, các loại thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao nên ăn ít lại để tránh nạp quá nhiều i-ốt vào cơ thể.
2. Những người có thói quen sinh hoạt không tốt
Với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong cuộc sống hay công việc, vì vậy nhiều người khiến cuộc sống của họ đặc biệt thất thường vì công việc. GS.BS Zhao Ping cho rằng những người hay chịu áp lực trong cuộc sống, thức khuya nhiều thì hệ miễn dịch tương đối yếu, khả năng mắc bệnh tuyến giáp sẽ tăng cao.
Đáng nói, thức khuya ảnh hưởng lớn đến nội tiết. Bản thân tuyến giáp là một tuyến nội tiết, một khi bị rối loạn sẽ trực tiếp làm tăng áp lực lên chính tuyến giáp. Dẫn đến các triệu chứng như suy giáp, không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến ung thư tuyến giáp.
3. Những người có người thân mắc ung thư tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp có yếu tố di truyền. Nếu một người trong gia đình bạn bị ung thư tuyến giáp, thậm chí có đến 2-3 người mắc cùng một loại ung thư thì bạn nên lập tức nghi ngờ đến xu hướng ung thư di truyền, hãy đi kiểm tra bằng xét nghiệm.
4. Người có thể lực kém
Một số người có khả năng miễn dịch tương đối thấp và đây cũng chính là đối tượng mà tế bào ung thư tuyến giáp hay hướng đến. Bởi vì khi có bất cứ mầm bệnh nào xuất hiện, miễn dịch không đủ khỏe để bảo vệ cơ thể, dẫn đến việc phát triển bệnh rất nhanh.
Những người không ổn định về mặt tình cảm, không biết cách kiểm soát cảm xúc của mình cũng dễ mắc bệnh về tuyến giáp, do khi có cảm xúc tiêu cực cơ thể có xu hướng tiết ra nhiều hormone hơn.
5. Những người thường xuyên dùng thuốc nội tiết tố
Các loại thuốc nội tiết tố, thường là thuốc ăn kiêng và một số loại thuốc >làm đẹp có tác dụng thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể, trong quá trình đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hormone của chính tuyến giáp. Sau một thời gian dài sẽ phá hủy sự cân bằng hormone tuyến giáp, từ đó gây ra các bệnh về tuyến giáp, bao gồm cả ung thư.
(Nguồn: Sohu)