Thận, dạ dày và nhiều bộ phận khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bạn ăn quá nhiều lượng muối mà cơ thể cho phép.
Hay khô miệng, khát nước
Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng vị đắng trong miệng, mất cân bằng nước trong cơ thể và thận không thể bài tiết chất độc. Khi đó, cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là phát tín hiệu khô miệng và khát nước liên tục.
Ngoài ra, khi lượng natri tăng cao, cơ thể phải bổ sung nhiều nước hơn để đào thải muối ra ngoài.
Đây chính là lý do khi bạn ăn những món mặn thì hay cảm thấy khát nước.
Đau nhức xương
Chính lượng muối dư thừa trong cơ thể là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xương. Bởi khi bạn tiêu thụ quá nhiều muối, thận sẽ không thể đào thải hết độc tố ra ngoài, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể. Việc thiếu canxi trầm trọng sẽ làm xương dần bị yếu đi, kéo theo tình trạng răng miệng cũng phải chịu ảnh hưởng và gây ra chứng loãng xương về sau.
Khẩu vị thay đổi
Một chế độ >ăn nhiều muối có thể làm thay đổi khẩu vị thức ăn. Theo chuyên gia Rust: "Khẩu vị của chúng ta có thể thay đổi, dùng nhiều muối nhưng vẫn có thể điều chỉnh để lượng muối thấp hơn. Một khi bạn giảm lượng muối và giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn thì có thể lấy lại khẩu vị bình thường của mình".
Mặc dù lúc đầu việc điều chỉnh này sẽ khó khăn nhưng vì >sức khỏe cơ thể thì việc giảm muối và giảm ăn mặn là điều cần thiết.
Đi tiểu bất thường
Natri tích tụ trong cơ thể sẽ dẫn đến những thay đổi bất thường trong quá trình bài tiết. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là thay đổi khi đi tiểu.
Do thận phải hoạt động nhiều để đào thải muối ra ngoài nên bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Khi natri dư thừa gây tình trạng mất nước, màu nước tiểu cũng sẽ thay đổi. Nếu không được cung cấp nước kịp thời, nước tiểu sẽ chuyển sang màu vàng đậm.
Dạ dày bị kích thích
Một số thứ có thể gây đau dạ dày như ăn quá nhiều và trong số đó muối cũng là một yếu tố góp phần nghiêm trọng hơn. Theo chuyên gia Rust: "Ăn quá nhiều muối có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn H.pylori (Helicobacter pylori (thường được gọi tắt là HP) là một loại vi khuẩn có thể cư trú ở dạ dày, gây ra bệnh loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày) làm tăng nguy cơ viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.
Dạ dày bị kích thích có thể rất đau đớn, gây ra một loạt các vấn đề như đau quằn quại, buồn nôn, và nôn. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ nguyên nhân do ăn muối quá nhiều thì hãy đến bệnh viện để nhận được tư vấn chẩn đoán của bác sỹ để điều trị các bệnh như viêm dạ dày càng sớm càng tốt.