Với những người trẻ, việc nội soi đại trực tràng có lẽ là điều xa vời mà ít ai nghĩ đến. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), tỷ lệ ung thư đại trực tràng đang gia tăng ở những người dưới 50 tuổi.
>Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, thường gặp ở người trên 50 tuổi.
Tuy nhiên, theo ACS tỷ lệ mắc bệnh ở những người dưới 50 tuổi đang tăng dần đều, khoảng 2%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi này cũng tăng trung bình 1,3% mỗi năm.
Tin vui là số ca mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng đã giảm liên tục trong nhiều thập kỷ, một phần lý do là nhờ tỷ lệ nội soi cao hơn giúp phát hiện ung thư đại trực tràng sớm hơn.
Bắt đầu từ độ tuổi 45, theo Cơ quan Y tế Dự phòng Mỹ. Bạn nên tiếp tục sàng lọc ung thư đại trực tràng cho đến 75 tuổi. Sau đó, từ 76 đến 85 tuổi, bạn nên trao đổi với bác sĩ để quyết định xem có cần tiếp tục hay không.
Theo Michael Sapienza, giám đốc điều hành của Liên minh Ung thư Đại trực tràng, khuyến nghị sàng lọc này là dành cho những người có nguy cơ trung bình và không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Tuy nhiên, có những trường hợp bạn có thể cần tầm soát ung thư đại trực tràng trước 45 tuổi.
Đi ngoài có máu là triệu chứng cảnh báo ung thư đại trực tràng. Khi có dấu hiệu, cần đi khám bác sĩ.
Theo Mayo Clinic, đi ngoài có máu cũng có thể là do bệnh trĩ, nhưng không nên vì vậy mà chủ quan.
Theo CDC, các triệu chứng phổ biến khác liên quan đến nhu động ruột của ung thư đại trực tràng bao gồm:
Thay đổi thói quen đại tiện
Tiêu chảy
Táo bón
Cảm giác bạn không đi đại tiện "hoàn toàn"
Đau bụng
Theo Viện Tim, Phổi, Huyết học quốc gia Mỹ (NHLBI), thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Điều này có thể vì nhiều lý do, chẳng hạn như không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt hoặc kinh nguyệt ra nhiều, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng chảy máu chậm do ung thư đại trực tràng.
Theo NHLBI, các triệu chứng thiếu máu bao gồm:
Xanh xao
Hụt hơi
Đau đầu
Ớn lạnh
Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
Vàng da
Nếu bạn nhận thấy quần áo bị rộng thùng thình hoặc cân nặng giảm xuống dù bạn không cố gắng giảm cân, thì có thể >sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Tất nhiên, có nhiều tình trạng có thể gây sụt cân không rõ nguyên nhân - ung thư đại trực tràng chỉ là một trong số đó. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám để xác định nguyên nhân.
Giảm cân không chủ ý được định nghĩa là giảm hơn 5% cân nặng trong vòng 6 tháng đến 1 năm trước.
Nghiên cứu trên những người mắc ung thư đại trực tràng phát hiện ra rằng khoảng một nửa số họ đã sụt cân, với tỷ lệ sụt cân cao nhất ở những người mắc bệnh ung thư giai đoạn nặng hơn.
Nếu người thân thế hệ thứ nhất (tức là cha mẹ hoặc anh chị em) đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng hay polyp bất thường thì bạn nên được sàng lọc sớm hơn 10 năm so với tuổi họ được chẩn đoán mắc bệnh.
Ví dụ: nếu bố bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng ở tuổi 50 thì bạn nên bắt đầu sàng lọc ở tuổi 40.
Viêm ruột mạn tính IBD (inflammatory bowel disease) 2 nhóm bệnh chính là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng).
Cả hai bệnh này đều làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và cần được sàng lọc sớm hơn ở độ tuổi dưới 45.
Theo một bài báo tháng 12/2021 trên tạp chí Journal of Crohn's and Colitis, những người mắc bệnh IBD, đặc biệt là những người bị viêm loét đại tràng, có thể có tỷ lệ ung thư đại trực tràng cao hơn 60% so với dân số nói chung.
Do đó, những người mắc IBD nên đi khám để được hướng dẫn về việc >tầm soát ung thư đại trực tràng.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
(Theo Livestrong)