Không chỉ có mỗi sức khỏe thể chất mới quan trọng, sức khỏe tinh thần cũng cần được mọi người chú ý. Đó là lý do bạn cần quan tâm tới những cách chống trầm cảm trong mùa dịch vào lúc này.
Việc giãn cách xã hội khiến cho nhiều người buộc phải ở nhà trong thời gian dài. Điều này khiến cho họ không quen với cảm giác gò bó, bí bách trong nhà, từ đó xuất hiện những dấu hiệu giống như trầm cảm. Khi dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát, chúng ta không còn cách nào khác là phải "sống chung với lũ". Vì vậy, để tự bảo vệ >sức khỏe tâm thần của mình, bạn có thể tìm hiểu về một số cách chống trầm cảm trong mùa dịch.
Sasha Guttentag, tiến sĩ và là một nhà nghiên cứu khoa học tại trung tâm GoodRx chia sẻ: "Sống trong hoàn cảnh căng thẳng, thu nhập giảm sút, sự đe dọa sức khỏe của bản thân và gia đình, mất tự do khi phải cách ly quá lâu, tất cả đều là những nguyên nhân dẫn tới các >bệnh trầm cảm. Để kiểm soát được những chứng lo âu này, bạn cần phải chú trọng tới sự cân bằng sức khỏe tâm thần của chính mình".
Trong cuộc khảo sát của GoodRx, có 2 yếu tố quan trọng để giảm bớt các triệu chứng trầm cảm và lo âu, đó là ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
Nếu chú trọng tới sức khỏe tinh thần của chính mình, sau đây là một số cách chống trầm cảm trong mùa dịch mà mọi người cần chú ý:
1. Chú trọng tới chất lượng giấc ngủ
Mặc dù việc ưu tiên giấc ngủ không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng điều này rất quan trọng đối với sức khỏe.
Nếu lo lắng và trầm cảm đang ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, hãy hạn chế tiêu thụ caffein, rượu. Lúc này, điều bạn nên làm là tạo ra một số hoạt động mang tính thư giãn trước khi ngủ như đọc sách, viết nhật ký, nghe nhạc êm dịu. Những điều này có thể phần nào khiến não bộ thư giãn và bạn bớt suy nghĩ hơn.
Trong thời gian này, việc suy nghĩ nhiều tới lòng biết ơn theo cách tích cực, nhìn nhận cuộc sống vẫn còn vô vàn những điều tốt đẹp khác, nó sẽ làm tăng hormone serotonin và dopamine, mang lại sự dễ chịu, thoải mái cho đầu óc.
Thực hành chánh niệm là một trong những cách rất phổ biến để đối phó với trầm cảm, lo lắng, căng thẳng. Nếu chưa quen tới chánh niệm, bạn có thể bắt đầu từ việc dành ra vài phút mỗi ngày tại một nơi yên tĩnh nào đó để nằm, ngồi. Sau đó, bạn cố gắng tập trung vào hơi thở của mình, chú ý việc hít vào thở ra, tránh việc suy nghĩ vào lúc này.
3. Kết nối với người khác
Một trong những cách chống trầm cảm trong mùa dịch này là tương tác với người khác thông qua các ứng dụng gọi điện, nhắn tin. Cô lập không có nghĩa là chúng ta cắt đi hoàn toàn sự kết nối với người khác. Bạn có thể lọc ra danh sách bạn bè, bao gồm những người đã lâu chưa liên lạc, dành ra vài phút để gọi điện hoặc nhắn tin cho họ. Việc lên lịch tương tác với bạn bè, người thân trên các nền tảng trực tuyến rất có lợi cho việc chống trầm cảm.
Có lẽ trước đây vì bận rộn công việc mà bạn đã không tương tác với nhiều người. Thế thì thời điểm này là lúc thích hợp nhất để bạn dành thời gian nói chuyện với họ. Bạn có thể bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chân thành, dù xa cách hay ít nói chuyện thì họ vẫn có một vị trí đặc biệt trong lòng bạn.
4. Làm việc hiệu quả với thời gian rảnh rỗi
Thay vì nghĩ rằng, việc bị cô lập ở nhà giống đi tù, bạn có thể xem đây là khoảng thời gian rảnh rỗi, tự do để làm những điều mình thích. Lúc này, bạn nên lên mạng tìm danh sách các hoạt động mà mình có thể tham gia được. Thông thường, mọi người sẽ chọn cách tự tập thể dục tại nhà, không thiếu các video hướng dẫn trên Youtube. Bạn cũng có thể đọc những cuốn sách và xem bộ phim mình thích, hay đơn giản hơn là tranh thủ dọn dẹp lại nhà cửa, học nấu ăn…
Khi có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, bạn sẽ cảm thấy rất chán và buồn phiền, dần dần bị trầm cảm lúc nào không hay. Cách tốt nhất là hãy luôn để bản thân bận rộn bằng mọi giá, để làm điều này, bạn cần lập kế hoạch làm việc và những thứ khác tại nhà.
5. Định hình lại quan điểm của bản thân
Đây là khoảng thời gian rất khó khăn với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó vẫn có thể là cơ hội để bạn suy ngẫm về bản thân mình, bạn dự định sẽ sống như thế nào, tương lai sẽ ra sao.
Nếu từng là người luôn thích các hoạt động sôi nổi như đi bar, chơi đùa thâu đêm, ăn uống vô tội vạ, không chú trọng tới vóc dáng, sức khỏe của bản thân, đây chính là thời điểm tốt nhất để bạn thay đổi bản thân mình. Bạn sẽ nhận ra rất nhiều giá trị của việc đang bị cô lập ở nhà.
Đại dịch khiến nhiều người tử vong hơn, nhưng nếu suy nghĩ một cách tích cực, chỉ khi bạn nhận ra được cái chết thực sự đáng sợ như thế nào, bạn sẽ trân quý hơn những mối quan hệ có ý nghĩa, đóng góp nhiều hơn vào sự tốt đẹp của xã hội.
Khi không thể tương tác trực tiếp với mọi người, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải tự cô lập bản thân và thụ động mọi thứ. Lo lắng là một cảm xúc bình thường của con người, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết xử lý nó như thế nào. Học cách đối mặt với khó khăn lúc này là cách để bạn trưởng thành hơn.