Bạc hà và hoa cúc hoạt động như một loại thuốc bổ cho đường tiêu hóa, vì vậy chúng có thể hỗ trợ giúp giảm chứng khó tiêu. Nó trung hòa axit, giảm viêm và thúc đẩy tiêu hóa.

Hồng Hạnh (Dịch) 13:35 15/04/2022

Nếu bạn thường xuyên bị khó tiêu nhẹ, bạn không cần phải đến bệnh viện để điều trị. Có một số biện pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát mức độ pH trong dạ dày của bạn và giảm khó chịu nhanh chóng. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ 5 biện pháp thay thế thú vị, vì vậy hãy nhớ thử nếu bạn thường xuyên bị khó tiêu.

1. Trà bạc hà

Ảnh minh họa: Internet 

Các đặc tính của lá bạc hà đã được ông bà ta sử dụng để làm giảm các vấn đề tiêu hóa hoặc các vấn đề liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Gần đây nó cũng được công nhận trong nghiên cứu tại Đại học Nam Alabama.

Nguyên liệu

  • 5g lá bạc hà
  • 1 cốc nước (200ml)

Cách làm

  • Thêm lá bạc hà vào nước sôi.
  • Đậy nắp và để nguội trong 10 phút.
  • Sau một thời gian lọc bã lấy nước.

Cách uống

  • Uống trà sau khi ăn 30 phút.
  • Uống từ 3 lần trở lên trong ngày.

2. Trà hoa cúc

Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu của Đại học Case Western Reserve cho thấy hoa cúc được sử dụng như một loại thuốc bổ và hỗ trợ tiêu hóa. Nó tác động nhẹ lên dạ dày, ngăn ngừa sự hình thành vết loét và giúp tiêu hóa bằng cách làm dịu các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

Nguyên liệu

  • 1 thìa cà phê hoa cúc (5g)
  • 1 cốc nước (200ml)
  • 1 muỗng canh mật ong nguyên chất (25g)

Cách làm

  • Cho hoa cúc vào nước sôi và đậy nắp lại.
  • Sau khi để nguội trong 10 phút, lọc qua rây và thêm mật ong.

Cách uống

  • Uống trà sau khi ăn quá no.
  • Nếu các triệu chứng vẫn còn, uống 3 lần một ngày.

3. Trà chanh gừng

Ảnh minh họa: Internet

Theo một nghiên cứu từ Đại học Messina ở Ý, chanh có các hợp chất tiêu hóa giúp giảm đau và viêm. Gừng có thể giúp cải thiện các vấn đề về dạ dày đã được chứng minh qua một nghiên cứu tại Đại học Y khoa Sayed Beheshti ở Iran. Những đặc tính này làm trung hòa cảm giác nóng rát do khó tiêu và ngăn ngừa chứng ợ nóng và viêm dạ dày.

Nguyên liệu

  • 1 thìa cà phê gừng xay (5g)
  • 1 cốc nước  (200ml)
  • 1 muỗng canh nước cốt chanh (30ml)
  • 1 muỗng canh mật ong (25g)

Cách làm 

  • Cho gừng đã xay vào nước và đun sôi.
  • Sau 3 phút, tắt bếp và để trong 10 phút.
  • Sau khi rây, bạn cho nước cốt chanh và mật ong vào.

Cách uống

  • Uống trà khi bạn có vấn đề về dạ dày.
  • Uống hai lần một ngày cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

4. Trà bạc hà chanh

Ảnh minh họa: Internet

 

Tía tô đất hay còn gọi là bạc hà chanh có thể giúp ngăn ngừa co thắt dạ dày, giúp giảm viêm do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các thành phần trung hòa axit gây đau ở vùng bụng trên và giúp tiêu hóa thức ăn gây khó chịu.

Nguyên liệu

  • 1 thìa cà phê tía tô (5g)
  • 1 cốc nước (200ml)

Cách làm

  • Đổ 1 thìa nước cốt chanh vào cốc nước.
  • Đun sôi để nguội trong 10 phút.
  • Sau 10 phút, lọc qua rây và bỏ phần bã.

Cách uống

  • Uống trà sau khi ăn quá no hoặc ăn thức ăn gây kích thích dạ dày.
  • Uống hai lần một ngày nếu cần thiết.

5. Nước ép dứa

Ảnh minh họa: Internet

 

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Sri Ramachandra ở Ấn Độ cho thấy, nước ép dứa giúp chống lại chứng viêm vì nó có chứa bromelain, một loại enzyme tiêu hóa.

Uống nước dứa ngăn ngừa đau dạ dày và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự tích tụ của axit dư thừa.

Nguyên liệu

  • 3 lát dứa
  • 1/2 cốc nước (100ml)

Cách làm

Cho các lát dứa vào máy và thêm 1/2 cốc nước và xay.

Cách uống

  • Uống nước trái cây sau khi ăn quá no.
  • Ngày uống 2 lần.

Nếu bạn thường xuyên bị chứng khó tiêu, hãy cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống để giải quyết vấn đề. Nếu các triệu chứng vẫn còn, cần đi khám >sức khỏe để xác định nguyên nhân.
(Theo Steptohealth)

Hồng Hạnh (Dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe