Những thói quen rất nhỏ này lại có thể gây cạn kiệt tinh thần và ngăn cản chúng ta thực hiện những công việc quan trọng. Hãy xác định và áp dụng các biện pháp để loại bỏ chúng, giữ cho tinh thần luôn tích cực, dẻo dai.
Tinh thần của chúng ta cũng giống như một viên pin. Nó sẽ cạn kiệt khi được sử dụng nhiều. Và thỉnh thoảng cần phải được sạc lại.
Hàng ngày, vẫn có những thói quen vô hình mà chúng ta duy trì khiến cho tinh thần dần cạn kiệt một cách không cần thiết. Hãy ghi nhớ để loại bỏ chúng, cho tinh thần khỏe mạnh hơn, bền bỉ hơn:
Để bàn làm việc bừa bộn
Một chiếc bàn bừa bộn sẽ vô tình trở thành một rào cản mà bạn phải vượt qua trước khi bước vào làm việc. Bạn lại phải tự nhắc bản thân: “Mình phải dọn bàn” và sau đó là “Mình phải bắt đầu làm việc thôi.” Điều này tạo ra những xích mích tinh thần không cần thiết.
Nhiều khi bạn sẽ dọn bàn của mình và sau đó bắt đầu làm việc. Nhưng những lúc khác, dọn bàn lại trở thành cái cớ để bạn trốn việc. Và thế là bạn cứ trì hoãn.
Giải pháp dọn bàn:
Hãy thử chia bàn làm việc thành hai phần không bằng nhau. Phần bên trái dành cho đồ đạc như sách, bút, ví, chìa khóa – những thứ không sử dụng cho công việc. Còn phần lớn hơn bên tay phải là để làm việc. Phần này chỉ cần để laptop, tài liệu liên quan và đồ uống (nếu cần).
Bất cứ khi nào muốn làm việc, cái bàn đều sẵn sàng, hoặc tất cả những gì phải làm chỉ là chuyển tất cả đồ đạc sang bên trái và bắt đầu làm việc.
Hãy làm bất cứ điều gì cần làm — nhưng hãy nhớ giữ cho góc làm việc luôn sẵn sàng cho những công việc quan trọng.
Suy nghĩ về chuyện làm việc ngay trước khi làm
Hôm nay có đi làm hay không?
Làm việc đến mức độ nào?
Khi nào sẽ làm việc?
Làm việc ở đâu?
Làm về cái gì?
Mỗi câu hỏi này là một chướng ngại vật phải vượt qua. Và nếu thực sự cố gắng giải quyết chúng- thì rất khó để bắt đầu làm việc. Chúng ta chỉ lãng phí thời gian.
Giải pháp khắc phục:
Tất cả những câu hỏi này nên được trả lời từ trước, chứ không phải cho tới khi sắp phải làm việc. Ví dụ, hãy xác định từ đêm trước đó, trả lời tất cả các câu hỏi nêu trên, và ngày hôm sau sẽ chỉ cần bắt tay vào làm việc.
Luôn trong trạng thái làm việc
Trong thời đại ngày nay, thật dễ dàng để chúng ta luôn rơi vào trạng thái làm việc, vì hai lý do:
- Làm việc từ xa hoặc trực tuyến. Chúng ta không nhất thiết phải làm việc theo khung giờ hành chính. Thế rồi giờ nào cũng là giờ làm việc.
- Bạn có một công việc phụ. Như thế, sau giờ làm việc hành chính, bạn vẫn phải duy trì “chế độ làm việc”.
Điều này rõ ràng sẽ khiến cơ thể kiệt quệ về mặt tinh thần và thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến >sức khỏe về lâu về dài. Đặt tinh thần trong “chế độ làm việc” ngay cả vào ban đêm sẽ làm tăng mức cortisol trong cơ thể. Điều này có thể gây ra hội chứng Cushing với các biểu hiện tăng cân nhanh, da dễ bầm tím, cơ bắp yếu, tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Giải pháp khắc phục:
- Hãy đặt giới hạn thời gian để thoát khỏi chế độ làm việc và đặt thông báo thật to để tâm trí thực sự biết rằng đã hoàn thành công việc trong ngày.
- Hãy xác định rõ mốc thời gian, chẳng hạn như 7 giờ tối, để kết thúc công việc trong ngày. Và sau đó cho phép tâm trí được nghỉ ngơi, thư giãn.
Không ghi lại việc cần làm
Tất cả chúng ta đều có những công việc phải hoàn thành. Nhưng hầu hết mọi người không biết loại bỏ những công việc này ra khỏi tâm trí, bằng cách viết chúng ra giấy. Chẳng hạn, giả sử hôm nay là thứ 6 và bạn phải làm một việc gì đó vào thứ 2 tuần tới, nhưng bạn chưa viết điều đó ra hoặc chưa lên lịch cho thứ 2 đó – vậy là bạn lại phải cố giữ nó trong đầu thêm 3 ngày một cách không cần thiết. Bạn tự tạo sự mệt mỏi cho tinh thần mình.
Những công việc kiểu này sẽ chiếm dung lượng trong bộ nhớ tinh thần — và do đó chắc chắn có thể gây xao lãng, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc khi chúng ta cần giải quyết các công việc quan trọng khác.
Giải pháp khắc phục:
Hãy viết hết ra các công việc cần làm. Lên lịch cụ thể. Chẳng hạn, đặt mốc hoàn thành tất cả công việc trong tuần vào 16 giờ chiều thứ 6. Nhờ thế, bất cứ khi nào có việc gì phát sinh trong tuần, bạn sẽ không phải làm ngay, trừ khi đó là việc khẩn cấp. Và bạn cũng không phải cố giữ nó trong tâm trí.
Hãy “quên công việc” cho đến khi thực sự cần nhớ đến, để tiết kiệm bộ nhớ trong tâm trí.