Gan nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến do những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của người hiện đại.
Hầu hết các bệnh nhân >gan nhiễm mỡ đều không nhận ra được các triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên theo thời gian, chất béo tích tụ càng nhiều trong gan càng có khả năng hiện diện trong các cơ quan nội tạng khác và dẫn đến các bệnh tim mạch, tăn nguy cơ >xơ cứng động mạch vành,> tiểu đường, tăng huyết áp, chuyển hoá lipid máu bất thường...
Gan nhiễm mỡ xuất hiện đồng nghĩa với việc một lượng lớn chất béo đã tích tụ ở phần eo và bụng. Mỡ thừa khiến áp lực vùng bụng tăng lên, gây các hiện tượng rối loạn tĩnh mạch chi dưới, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng tim phổi cũng như việc lưu thông máu tới các cơ quan nội tạng.
1. Sử dụng rượu bia thời gian dài
Các nghiên cứu cho thấy 75% đến 95% người nghiện rượu lâu năm đều mắc gan nhiễm mỡ. Những người uống từ 80 đến 160 ml rượu mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ do rượu cao gấp 5 - 25 lần so với những người không uống rượu.
Nguyên nhân là bởi, rượu đều được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Sau khi rượu vào cơ thể con người chủ yếu bị dị hóa ở gan. Chất chuyển hóa của rượu trong gan là acetaldehyde có thể trực tiếp dẫn đến thoái hóa, hoại tử tế bào gan. Đồng thời cũng gây trở ngại cho quá trình phân hủy và chuyển hóa axit béo của gan, từ đó tích tụ chất béo và dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Càng uống nhiều, tình trạng gan nhiễm mỡ càng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây xơ gan, ung thư gan.
2. Tiêu thụ nhiều chất béo bão hoà
Nhiều người thường thích ăn thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ, thịt siêu chế biến hay những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hoà, chất dinh dưỡng sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho gan.
Đồng thời, lượng chất dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong cơ thể con người, dẫn đến béo phì, mỡ máu cao và gan nhiễm mỡ. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày không nên ăn quá nhiều mỡ động vật, chất đạm và carbohydrate.
Ngoài ra, việc thích ăn cay, ăn đồ sống, uống đồ lạnh hoặc ăn quá khuya, ăn cùng lúc lượng quá lớn... theo thời gian dài sẽ khiến gan gặp vấn đề về chuyển hoá, không tốt cho việc thải độc, tạo gánh nặng cho gan.
3. Giảm cân quá mức
Việc giảm cân quá mức cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ và thậm chí nặng hơn có thể tiến triển thành xơ gan. Bởi việc ăn kiêng một cách "mù quáng" có thể khiến cơ thể không nhận đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein. Từ đó dẫn đến lượng lớn chất béo trung tính không thể vận chuyển ra khỏi gan tích tụ lại và cuối cùng dẫn đến gan nhiễm mỡ.
4. Thức khuya
Thức khuya sẽ khiến chức năng trao đổi chất và giải độc của gan suy giảm, quá trình dị hóa chất béo bị ức chế, từ đó gia tăng gánh nặng cho gan. Đồng thời, những người thức khuya thường ăn nhiều hơn vào bữa tối và không tập thể dục sau bữa tối. Chính vì vậy, lượng calo dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích trữ trong gan, theo thời gian sẽ vượt quá tiêu chuẩn, hình thành gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, nhân viên văn phòng ngày nay thường có xu hướng ngồi nhiều, ít vận động. Điều này cũng dễ gây ra tình trạng béo bụng, khó tiêu, tích tụ mỡ thừa ở gan và dẫn tới gan nhiễm mỡ.
1. Kiểm soát lượng chất béo, carbohydrate nạp vào cơ thể
Khuyến cáo của các chuyên gia cho biết, lượng chất béo nạp vào cơ thể không nên vượt quá 40g mỗi ngày, chiếm khoảng 20% tổng năng lượng. Các sitosterol, sterol đậu nành và các axit béo thiết yếu có trong dầu thực vật có tác dụng lipoid hóa tốt, có thể ngăn ngừa hoặc loại bỏ sự thoái hóa mỡ của tế bào gan, có lợi cho việc điều trị gan nhiễm mỡ. Vì vậy, nên sử dụng các loại dầu thực vật khi nấu ăn.
Cùng với đó, cũng nên cố gắng chọn chế độ ăn hạn chế carbohydrate cũng như các loại đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh như bánh ngọt nhiều đường, kem, kẹo...
2. Cung cấp đủ protein
Việc cung cấp đủ protein có lợi cho quá trình tổng hợp lipoprotein, loại bỏ mỡ tích tụ trong gan, thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào gan. Lượng protein cung cấp hàng ngày nên ở mức 110 - 115g. Đối với người lao động chân tay thì nên tăng lên mức 115 - 210g mỗi ngày, chiếm 10% ~ 15% tổng năng lượng.
3. Cung cấp đủ chất xơ
Chất xơ có thể tăng cảm giác no, giảm lượng hấp thu chất béo và đường cũng như có tác dụng hạ lipid và lượng đường trong máu. Vì vậy, việc bổ sung nhiều rau củ, trái cây, các loại nấm và tảo là rất cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
Đồng thời, những người mắc gan nhiễm mỡ cũng nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều axit amin methylthio như kê, vừng, cải dầu, rau bina, sò điệp, trai... Những thực phẩm này có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp phospholipid trong cơ thể và hỗ trợ tế bào gan chuyển hóa chất béo bên trong.
Nguồn: ETtoday