Cao huyết áp được biết đến là một trong những căn bệnh nguy hiểm, là một trong những 'kẻ sát nhân thầm lặng' gây nguy cơ tử vong cao bởi huyết áp cao không có triệu chứng rõ rệt, đặc thù.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó có đến 90 – 95% tăng huyết áp vô căn gọi là tăng huyết áp nguyên phát và được định nghĩa là mức tăng huyết áp cao mà các nguyên nhân thứ phát rõ ràng không được xác định. Còn lại là tăng huyết áp thứ phát khi có những nguyên nhân rõ ràng (tim, thận…).
Khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bạn có thể mắc các biến chứng tăng huyết áp trầm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Nếu chỉ số huyết áp cao hơn 120/80mmHg nhưng thấp hơn 140/90mmHg, bạn có thể đang bị tiền cao huyết áp.
Những nguy cơ nào dẫn đến cao huyết áp?
- Về tuổi tác: Nguy cơ tăng huyết áp đi cùng với tuổi, những người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.
- Tiền sử từ gia đình: Nếu trong gia đình bạn cũng có người bị tăng huyết áp, bạn cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.
- Cân nặng không ổn định, cân nặng vượt mức: Tăng cân được chỉ ra là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. Máu cần nhiều hơn để cung cấp nhiều oxy và chất >dinh dưỡng hơn cho các mô, cơ quan. Khi thể tích máu lưu thông qua các mạch máu tăng lên, thì áp lực máu lên thành động mạch cũng tăng theo.
- Ít hoạt động: Những người ít vận động thường có xu hướng nhịp tim cao hơn, khi nhịp tim càng cao, tim phải hoạt động mạnh hơn, với mỗi cơn co thắt, lực tác động lên động mạch càng lớn khiến huyết áp cao hơn.
- Ăn nhiều muối: quá nhiều muối trong khẩu phần ăn khiến cơ thể bạn tăng giữ nước, gây tăng huyết áp.
- Thiếu Kali trong khẩu phần ăn: Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bạn, nếu không cung cấp đủ kali, bạn sẽ bị tích lũy quá nhiều natri trong máu.
- Các thói quen xấu, hút thuốc, uống nhiều bia, rượu: Rượu bia gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim do huyết áp. Việc hút thuốc không chỉ làm tăng huyết áp tạm thời mà những chất hoá học trong khói thuốc còn gây phá huỷ thành mạch, điều này khiến lòng động mạch bị thu hẹp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Căng thẳng, một số nguyên nhân do căng thẳng có thể dẫn đến tăng huyết áp tạm thời.
Bạn nên ăn uống như thế nào để giảm cao huyết áp?
Chuyên gia khuyên có 4 thói quen giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả
Thường xuyên ăn nhiều trái cây và rau quả
Chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả được chỉ ra có thể giúp giảm huyết áp tuyệt vời. Một chế độ ăn chứa 4-5 phần trái cây và rau mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ bệnh tật. Bạn có thể chọn các loại trái cây, rau củ quả đa dạng, nhiều màu sắc để cung cấp chất dinh dưỡng và vitamin. Một số loại rau củ quả bảo quản đông lạnh, đóng hộp vẫn có thể sử dụng cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ.
Sử dụng các loại sữa ít béo
Chuyên gia chỉ ra rằng các sản phẩm từ sữa ít béo, pho mát hay sữa chua hàng ngày giúp giảm chỉ số huyết áp trên cùng và số huyết áp dưới. Sữa là nguồn cung cấp protein dồi dào giúp phòng chống một số bệnh như loãng xương, tim mạch, tốt cho răng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, bạn nên chọn các loại sữa ít chất béo, các loại sữa ít thành phần phụ như đường, trái cây nhân tạo để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt khi sử dụng được phân loại là "thỉnh thoảng hoặc luôn luôn" có liên quan đến tỷ lệ cao huyết áp thấp hơn so với những người không ăn. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp hiệu quả. Các loại ngũ cốc này có thể gạo lứt, hạt diêm mạch, bánh mì 100% nguyên cám và yến mạch.
Giảm lượng muối
Hướng dẫn chế độ ăn uống 2020-2025 cho người Mỹ khuyến nghị không quá 2.300 miligram natri mỗi ngày để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát huyết áp cao. Thậm chí, NHLBI khuyến nghị nên cắt giảm lượng natri hơn nữa, xuống còn 1.500 miligram mỗi ngày để giúp giảm huyết áp hơn nữa. Tốt hơn hết là nên kiêng các thực phẩm có lượng natri siêu cao, các thực phẩm chế biến sẵn được chỉ ra chứa các lượng muối. Bạn có thể theo dõi các thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày để kiểm soát lượng natri có thể tăng bất thường.