Đây là 4 món đồ cần tránh 'càng xa càng tốt' bởi những lí do gây hại cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn.

Thiên Bảo (t/h) 17:12 14/06/2023

Tầm quan trọng của >giấc ngủ

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Có nhiều bằng chứng khoa học về tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ đủ mang đến 10 lợi ích như giảm viêm, tăng khả năng tập trung, ổn định đường huyết, giúp tim khỏe mạnh, tăng cường giảm cân... cho cơ thể.

Ngược lại, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể gây mất ổn định đường huyết trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. 

Những tác hại của việc thiếu hay mất ngủ gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với >sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến:

Giấc ngủ vô cùng quan trọng. Ảnh: Internet

- Người bị mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.

- Hệ miễn dịch của người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ cũng kém hơn so với người bình thường.

- Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.

- Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Người bị thiếu ngủ thường có làn da khô ráp, dễ lão hóa, vết thương trên da cũng khó lành hơn.

Mất ngủ gây ảnh hưởng đến nhan sắc. Ảnh: Internet

- Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm.

- Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, sử dụng thực phẩm kém lành mạnh gây tăng cân.

- Người ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

4 món đồ quen thuộc đặt gần giường ngủ có thể ảnh hưởng sức khỏe bạn

Bạn có thể chưa biết, một số món đồ yêu thích của bạn có thể là 'thủ phạm' gây bệnh và ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng đêm:

- Thú nhồi bông

Chắc chắn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng việc đặt quá nhiều thú nhồi bông hay đồ chơi, gối ôm nhồi bông… trên giường ngủ, trong phòng ngủ gây hại cho sức khỏe.

Dù dễ thương và mang lại cảm giác thoải mái nhưng chúng lại rất dễ rụng lông, khi chúng ta ngủ những sợi lông tơ này dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, lâu ngày trong cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí một số thú nhồi bông được làm từ sợi hóa học có hại, dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp và nhiễm trùng da.

Nhiều chị em yêu thích gấu bông trong phòng ngủ. Ảnh: Internet

Chưa kể tới, chúng có khả năng thu hút bụi bặm, vi khuẩn rất cao, dễ bị ẩm mốc và bẩn khi sử dụng. Cần vệ sinh thường xuyên nhưng lại ít được chú tâm giặt giũ định kỳ như chăn hay ga gối. Những con thú nhồi bông này có thể trở thành nơi trú ẩn hoàn hảo của các loại côn trùng, vi khuẩn.

- Các thiết bị điện tử

Ngày nay, các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, máy nghe nhạc, máy chơi game, laptop… đã trở thành những vật bất ly thân với nhiều người. Dù chúng ta vì công việc, >giải trí hay vô thức mang theo chúng lên giường ngủ, để gần chỗ ngủ thì cũng là đang tự rước họa vào thân.

Các thiết bị điện tử đặt gần giường không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Bởi những sản phẩm điện tử này tạo ra bức xạ và ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta. Ngoài ra, việc để chúng ngay gần giường cũng khiến chúng ta có nhu cầu sử dụng nhiều hơn, khó ngủ hơn. Nghiên cứu đến từ Đại học Harvard cũng cho thấy, việc sử dụng thiết bị điện tử ngay trước khi ngủ sẽ khiến bạn bị khó ngủ, rối loạn đồng hồ sinh học, ức chế sự tiết hormone melatonin (có vai trò như chất chống oxy hóa), làm loạn não bộ và cũng sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy vào sáng hôm sau…

Tổ chức Thoái Hóa Võng Mạc của Mỹ (AMDF – American Macular Degeneration Foundation) cũng khuyến cáo, nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh bạn sẽ phải chịu nhiều tổn thương trên võng mạc, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.

 

- Cây xanh và nhiều hoa lá

Có cây xanh hay hoa lá trong phòng là một điều tốt. Sự hiện diện của chúng có thể làm tăng hàm lượng oxy trong phòng, giúp thanh lọc không khí trong nhà, giải tỏa căng thẳng, trang trí. Tuy nhiên, chúng không phù hợp để đặt trong phòng ngủ.

Hoa trong phòng ngủ. Ảnh: Internet

Bởi vì vào ban đêm, cây xanh sẽ hít khí oxy và thải ra khí cacbonic qua đường hô hấp. Nếu để quá nhiều cây xanh trong phòng ngủ hoặc ít cây xanh nhưng quá gần giường ngủ thì chắc chắn sẽ khiến môi trường ngủ trong tình trạng thiếu oxy lâu dài. Từ đó khiến bạn khó đi vào trạng thái ngủ sâu và làm cơ thể mệt mỏi hơn.

Tương tự, chúng ta cũng không nên để nhiều hoa gần chỗ ngủ. Đặc biệt là hoa tươi vì chúng có thể thu hút côn trùng, tạo ra mùi hương gây rối loạn giấc ngủ ban đêm. Hoa khô cũng không nên quá nhiều vì dễ trở thành nơi trú ngụ của bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng.

- Đồng hồ báo thức

Đặt đồng hồ báo thức cạnh hay trên giường ngủ là thói quen của hầu hết mọi người nhưng lại ít ai biết tới tác hại của nó.

Những chuyển động nhỏ của kim đồng hồ đều có âm thanh, những tiếng "tích tắc", hay lách cách sẽ càng dễ nghe hơn vào ban đêm, gây ra cảm giác lo lắng, mất tập trung và gây khó ngủ. Thói quen đặt chuông báo thức quá lớn cũng có thể khiến bạn giật mình tỉnh giấc và bật ra khỏi giường, dẫn đến suy giảm nhận thức, tái phát các bệnh huyết áp và tăng nguy cơ tử vong.

Theo các chuyên gia về giấc ngủ và não bộ, nếu muốn sử dụng báo thức để tỉnh giấc buổi sáng thì mọi người nên chọn những loại âm thanh nhẹ thay cho loại nhạc chuông có âm thanh gây khó chịu. Như vậy sẽ tránh ngăn ngừa chấn thương khi tỉnh dậy.

Cách để có >giấc ngủ ngon

Vì giấc ngủ là quan trọng, nên bạn hãy thực hiện những điều sau để luôn có được sức khỏe và thể chất tốt nhé:

- Thiết lập giờ thức - ngủ nhất định mỗi ngày

Dựa trên lịch làm việc, sinh hoạt của bạn mà xây dựng thời gian ngủ - dậy cố định mỗi ngày. Khi đã quen với nhịp sinh hoạt này, cơ thể sẽ tự dậy và không có cảm giác mệt mỏi nhiều khi đã ngủ đủ giấc.

- Không ngủ nướng

Nhiều người có xu hướng ngủ nướng vào những ngày nghỉ, tuy nhiên điều này là không nên vì sẽ làm rối loạn nhịp sinh học cơ thể. Không nên thức muộn vào đêm hôm trước để ngủ bù vào sáng hôm sau, nếu không giấc ngủ của bạn cũng sẽ xấu đi.

- Ngủ trưa vừa đủ

Thật khó để bạn tập dần thói quen chỉ ngủ trưa từ 15 - 20 phút, nhất là với một số bạn rất khó đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên đây là khoảng thời gian ngủ phù hợp để cơ thể nghỉ ngơi ngắn, bù lại giấc ngủ đã mất. Nếu ngủ quá dài, bạn dễ bị khó ngủ, trằn trọc vào ban đêm, ngược lại ngủ quá ít hoặc thức hoàn toàn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn về buổi chiều.

- Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mạnh trước khi ngủ

Cơ thể sẽ tự tạo hormone tự nhiên để điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức của cơ thể dựa trên lượng ánh sáng tiếp xúc. Vì thế, nếu về đêm muộn cơ thể vẫn tiếp xúc nhiều với ánh sáng mạnh, hormone này không được tiết ra và sẽ gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Để cơ thể tạo thói quen sản xuất hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức tốt nhất, hãy lưu ý về cường độ tiếp xúc ánh sáng như sau:

- Tập thể dục hàng ngày

Những người tập thể dục hàng ngày sẽ cảm thấy ít buồn ngủ hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Điều này giúp cải thiện chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ rất tốt và tạo cho bạn một giấc ngủ sâu mỗi ngày cho cơ thể hồi phục.

- Ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống trong ngày và trước khi đi ngủ rất quan trọng với chất lượng giấc ngủ. Ngoài chế độ ăn đảm bảo >dinh dưỡng, hãy tránh dùng thức uống, thực phẩm gây kích thích thần kinh trước khi đi ngủ hoặc vào buổi chiều tối như: caffein, nicotine, rượu bia,...

 

Thiên Bảo (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe