Vùng bụng chứa rất nhiều cơ quan nội tạng và sẽ lập tức phản ứng ngay khi sức khỏe bất thường, nhất là đối với các bệnh ung thư.

My My (t/h) 07:10 04/02/2023

Anh Hy 50 tuổi là người yêu thích thể thao. Anh tập thể dục hàng ngày và cho rằng mình có >sức khỏe tốt. Một hôm, vợ bỗng thấy bụng anh to ra, sờ vào thấy cứng, lúc đầu tưởng là cơ bụng do tập thể dục liên tục nhưng sau thấy khó cúi xuống nên anh đã đi khám.

Bác sĩ đã sử dụng siêu âm B để kiểm tra và phát hiện ra rằng các cơ quan trong ổ bụng của anh "biến mất" một cách bất thường.

Cuối cùng, sau khi chụp cắt lớp, bác sĩ phát hiện trong bụng anh Hy có một >khối u rất lớn, khối u tiếp tục phát triển và chèn ép các cơ quan của anh tới những nơi khác. Nếu không được điều trị hiệu quả, khối u trong bụng anh ngày càng lớn, phình ra nhanh chóng và thậm chí sẽ không thể thắt dây lưng.

Bác sĩ phẫu thuật cho biết trong ổ bụng có các mạch máu lớn và dây thần kinh phân bố dày đặc, nếu cắt bỏ khối u không cẩn thận có khả năng gây vỡ mạch máu. Tỷ lệ thành công của ca mổ chỉ là 30%, đây là thách thức rất lớn đối với bác sĩ và bệnh nhân.

Để ca mổ diễn ra suôn sẻ, bác sĩ đã cẩn thận chia khối u thành 3 phần và đưa ra ngoài, sau đó xử lý từng bộ phận bị di lệch, toàn bộ ca mổ kéo dài trong 5 giờ đồng hồ, sau ca mổ người ta nhận thấy rằng khối u trong bụng anh Hy nặng gần 10 cân.

Bụng càng to càng nhiều bệnh

Theo sự phân bổ chất béo khác nhau, béo phì có thể được chia thành hai loại: ngoại vi và trung tâm, trong đó béo phì trung tâm còn được gọi là béo phì nội tạng và béo bụng, là một loại béo phì rất phổ biến. Người ta thường cho rằng đàn ông có vòng eo trên 85 cm và phụ nữ có vòng eo trên 80 cm là béo phì vùng trung tâm.

Ảnh minh họa.

Béo phì vùng trung tâm sẽ mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe, nguy cơ mắc nhiều bệnh tật cũng theo đó mà tăng cao.

Ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu trên những người đàn ông khỏe mạnh ở độ tuổi 40 - 75 và phát hiện ra rằng những người đàn ông có vòng eo ≥ 109 cm có nguy cơ mắc >ung thư ruột cao gấp 2,56 lần so với những người có vòng eo < 89 cm. Ngoài ra, béo bụng còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung, ung thư gan.

Ảnh minh họa.

Bệnh tim

Béo phì vùng trung tâm là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim và tỷ lệ mắc bệnh này tăng theo chu vi vòng eo. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh , béo phì vùng trung tâm có thể gây ra các cơn đau tim đột ngột và gây tử vong.

Bệnh tiểu đường

Béo bụng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến cơ thể không thể tiêu thụ và hấp thụ đường một cách bình thường, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng cao.

Tổn thương gan

Mỡ tích tụ trong gan, người béo phì thường gặp các vấn đề về gan nhiễm mỡ , nếu không được can thiệp kịp thời sẽ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Tổn thương thận

Béo phì sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và khiến các cầu thận luôn trong tình trạng có mức lọc cao, lưu lượng máu qua thận cao và phân suất lọc cầu thận cao trong thời gian dài, dễ gây ra bệnh thận.

Nhiều người khi phát hiện bụng to lên, đương nhiên sẽ cho rằng do tăng cân, nhưng thực tế không phải tất cả đều do béo phì mà còn có thể do một số yếu tố bệnh tật gây ra, giống như anh Hy.

Bụng to chưa chắc đã béo, đừng xem thường 4 biểu hiện này

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bụng to là do gan bụng hoặc lá lách to và một số ít trường hợp có thể thấy ở khối u. Ung thư xảy ra trong bụng, khối u sẽ tiếp tục hấp thụ chất >dinh dưỡng từ cơ thể con người và sẽ ngày càng lớn hơn, chèn ép dạ dày.

Ngoài ra, nếu cổ trướng xảy ra, dạ dày sẽ ngày càng phình to, trong khoang bụng có một lượng nhỏ dịch để bảo vệ và bôi trơn, nhưng lượng này thường trong khoảng 200ml. Khi cơ thể mắc các bệnh như ung thư gan, xơ gan, suy tim sẽ dẫn đến mất cân bằng trao đổi dịch cổ trướng, máu và bạch huyết, từ đó khiến dịch trong khoang bụng tăng lên bất thường, gây ra cổ trướng, bụng sẽ ngày càng to ra.

Ảnh minh họa.

4 đặc điểm bất thường ở vùng bụng cảnh báo ung thư

Bụng cứng

Bụng mềm thường chứng tỏ quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất trong trạng thái bình thường, nếu bụng trở nên cứng có thể do chức năng tạng phủ không bình thường. Sự hiện diện của các khối u đường ruột trong bụng có thể gây tắc nghẽn phân và bụng có thể sờ thấy cứng.

Đau bụng

Khi có khối u trong ổ bụng, người bệnh sẽ có cảm giác đau chướng, đau âm ỉ… Khi tổn thương xâm lấn sang các cơ quan, dây thần kinh xung quanh cũng có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội.

Thay đổi màu sắc

Khi các cơ quan nội tạng bị ung thư thì da cũng sẽ bị liên lụy, chẳng hạn ung thư tuyến tụy, ung thư gan dễ khiến vùng bụng người bệnh bị vàng da bất thường.

Xuất hiện các cục rắn, khối u

Thông thường, ung thư ở giai đoạn đầu rất ít có dấu hiệu bên ngoài bụng, nếu bạn sờ thấy một vùng hoặc khối cứng ở khu vực này, nghĩa là khối u đã phát triển ở giai đoạn nặng.

Các khối này sẽ tạo ra cảm giác đau âm ỉ vùng bụng, hoặc đau khi dùng tay nhấn vào. Còn nếu nhấn vào mà hoàn toàn không thấy đau, khả năng cao liên quan đến ung thư giai đoạn muộn, giai đoạn cuối.

Theo T.Linh/Gia Đình Việt Nam