Sau khi ăn dễ gặp tình trạng đường huyết tăng cao, điều này sẽ nguy hiểm hơn hẳn với người đã bị tiểu đường.
Những người bị lượng đường trong máu cao cần kiểm soát tình trạng của mình thông qua tập thể dục, ăn kiêng và dùng thuốc. Nhiều bệnh nhân tiểu đường không nhận thức được sự dao động lượng đường trong máu của họ. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp đơn giản để biết liệu lượng đường trong máu của một người có quá cao hay không.
Nếu những triệu chứng này xuất hiện sau bữa ăn và chúng xảy ra thường xuyên, lượng đường trong máu của bạn có thể quá cao và cần phải chú ý hơn đến tình trạng của mình.
1. Buồn ngủ rõ ràng sau bữa ăn
Sau khi ăn, phần lớn máu tập trung ở đường tiêu hóa. Do đó, lúc này lượng máu cung cấp lên não bị giảm đi khiến bạn cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn. Nếu tình trạng buồn ngủ rất rõ ràng và xảy ra thường xuyên sau bữa ăn, đó có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao.
2. Đói sau khi ăn
Nếu bạn cảm thấy rất đói ngay sau khi ăn có thể liên quan đến lượng đường trong máu cao. Khi không có đủ insulin để phân hủy glucose trong thức ăn và gửi nó đến não và các tế bào, não sẽ gửi tín hiệu đói lại cho bạn.
Nếu ăn nhiều hơn vào thời điểm đó, lượng đường trong máu sẽ còn cao hơn. Điều quan trọng là phải theo dõi lượng đường trong máu theo thời gian diễn biến ra sao.
3. Khát nước sau bữa ăn
Bệnh nhân tiểu đường có các triệu chứng như khát nước và đi tiểu nhiều. Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn để thải lượng đường thừa ra khỏi cơ thể. Điều này sử dụng hết nước trong cơ thể bạn, do đó khiến bạn khát nước.
Nếu bạn luôn khát nước và cơn khát vẫn tiếp tục ngay cả khi bạn uống nước không ngừng, thì đó có thể là do lượng đường trong máu cao.
4. Cảm thấy mệt mỏi sau bữa ăn
Nếu bạn thường mệt mỏi sau khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao.
Nếu bạn thường cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng sau bữa ăn hoặc khi nghỉ ngơi, điều quan trọng là phải chú ý đến lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn. Khi insulin tiết ra không đủ, glucose trong cơ thể bạn không thể được sử dụng hết và cơ thể bạn sẽ không nhận được nguồn cung cấp glucose thích hợp để tạo năng lượng.
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Thực phẩm chủ lực trong bữa ăn của bạn không nên chứa nhiều carbohydrate vì chúng dễ làm tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Nhưng có thể là nạn không thể hoàn toàn ngừng ăn chúng. Tốt hơn là nên tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt và quinoa. Ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết thấp hơn, chúng không làm tăng lượng đường trong máu nhiều.
2. Điều chỉnh thứ tự bữa ăn
Khi ăn một bữa ăn, hãy chú ý đến thứ tự bạn ăn các loại thực phẩm vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Hãy bắt đầu bữa ăn với rau và thịt, tiếp theo là thực phẩm chính. Rau có chứa chất xơ nên tốc độ tăng đường huyết tương đối chậm. Ăn chúng trước tiên sẽ làm tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn chính mong muốn. Khi lượng đường trong máu ổn định, bạn có thể ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp hơn, chẳng hạn như anh đào và bưởi. Bạn cũng nên ăn một ít trái cây giữa các bữa ăn.
3. Tập thể dục sau khi ăn
Đi bộ sau khi ăn là một cách tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu. (Ảnh: Viacheslav Iacobchuk qua Dreamstime)
Nửa giờ vận động vừa phải sau bữa ăn có thể tăng tiêu hao năng lượng và tiếp tục kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn, tuy nhiên bạn cũng không nên vận động quá sức. Đi bộ là một cách tuyệt vời để tập thể dục sau khi ăn rất lý tưởng để bạn vừa thư giản vừa dễ tiêu hoa shown.
Theo Nspirement