Đọc tình trạng sức khỏe thông qua những dấu hiệu nhỏ tưởng là vô hại, nhưng đang âm thầm cảnh báo vấn đề của cơ thể sau đây.
Theo Hội tim mạch học Việt Nam, gần 48% người Việt Nam bị mắc bệnh tăng huyết áp và tỷ lệ báo động đỏ này đang ngày càng tăng lên. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được.
Tăng huyết áp là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao nhưng lại dễ bị mọi người coi thường. Hầu hết mọi người vẫn chưa nhận ra tác hại của bệnh tăng huyết áp đối với cơ thể con người.
Điều đáng sợ của bệnh huyết áp là những biến chứng mà nó mang lại, một khi các bệnh liên quan đến huyết áp cao như tim mạch, mạch máu não và bệnh thận xảy ra thì hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.
Nhiều người nghĩ rằng, tăng huyết áp chỉ khiến bạn nhức đầu, chóng mặt, uống thuốc là khỏi và không quá nguy hiểm. Khi thấy huyết áp hạ, nhiều người lại tự ý bỏ thuốc và cũng không đi tái khám thường xuyên. Tuy nhiên, có tới 80% biến chứng tăng huyết áp gây nên tình trạng đột quỵ. Một số người hồi phục hoàn toàn sau cơn đột quỵ, nhưng hơn 2/3 số người sống sót sẽ bị một số loại khuyết tật.
Chính vì vậy, từ những dấu hiệu ban đầu, tuy là nhỏ, nhưng mọi người đều cần chú ý để nhận thức căn bệnh từ sớm, thay đổi thói quen của bản thân, để bệnh không trở nặng. Đây cũng chính là cách để tự cứu chính mình một mạng.
Cẩn trọng nếu dậy sớm mà gặp 4 biểu hiện sau
1. Đau đầu
Khi huyết áp tăng cao, mạch máu sẽ giãn nở và co lại bất thường, khi mạch máu não thay đổi sẽ gây kích thích thành mạch và tạo ra cảm giác đau đớn.
Triệu chứng này đặc biệt rõ ràng vào buổi sáng, sau khi ăn và rửa mặt sẽ thuyên giảm, trường hợp nặng, bạn có thể bị buồn nôn và nôn.
Những dấu hiệu tưởng là nhỏ nhặt, vô hại nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh: Aboluowang
2. Ù tai
Ù tai cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tăng huyết áp. Đó là do các mạch máu dày đặc ở tai người, một khi huyết áp tăng cao thì các mạch máu trong tai sẽ không được cung cấp đủ máu nên sẽ gây ra hiện tượng ù tai.
3. Chóng mặt
Thông thường, 6-9 giờ sáng là đỉnh huyết áp đầu tiên của một người trong ngày, bệnh nhân tăng huyết áp ngủ dậy vào thời điểm này sẽ thấy chóng mặt.
Nguyên nhân là do huyết áp dao động dẫn đến thiếu oxy lên não, gây ra triệu chứng chóng mặt. Bệnh nhân tăng huyết áp cần tránh các hành vi như đứng dậy quá nhanh hoặc đi vệ sinh quá nhiều đều dẫn đến tăng huyết áp.
4. Tê tay chân
Dấu hiệu tê tay chân sẽ xuất hiện trong tình trạng thiếu máu cục bộ, thiếu oxy. Biểu hiện này thường rõ hơn khi bạn ngủ dậy vào buổi sáng, nguyên nhân là do tuần hoàn máu ở tay và chân của cơ thể kém, sẽ cải thiện dần sau khi bắt đầu hoạt động.
3 việc làm thường xuyên sẽ khiến bệnh huyết áp thêm trầm trọng
1. Tập thể dục nặng hoặc vận động mạnh ngay sau bữa ăn
Huyết áp của con người đạt đỉnh sau khi ăn. Đối với những bệnh nhân tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim… việc tập luyện ngay lúc này sẽ làm tình trạng thiếu máu cơ tim trầm trọng hơn và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
2. Tắm ngay sau bữa ăn
Việc tắm sẽ khiến các mao mạch toàn thân giãn nở, máu dồn về mao mạch, lúc này dạ dày và ruột đang tiêu hóa thức ăn, sẽ xảy ra tình trạng thiếu oxy dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa và gây khó tiêu.
3. Hút thuốc ngay sau bữa tối
Thuốc lá rất có hại cho hệ tim mạch, thói quen hút thuốc sau bữa tối lại càng ảnh hưởng tới mạch máu. Vào buổi tối, máu lưu thông chậm lại, độ nhớt của máu tăng lên, lúc này thuốc lá xâm nhập vào gây hại cho tim và mạch máu gấp đôi, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Muốn điều hòa huyết áp, hãy tuân thủ 3 điều sau bữa ăn
1. Vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn
Hầu hết mọi người sau khi ăn xong đều ngồi chơi điện thoại, xem tivi trực tiếp, điều này không tốt cho >sức khỏe. Ngày nay, lượng thức ăn nhiều dầu mỡ được nạp vào ban đêm như một thói quen của đa số mọi người đã và đang làm tăng gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể.
Nếu chúng ta ngồi yên trong một thời gian dài sau khi ăn tối, tuần hoàn máu chậm lại và độ nhớt tăng, mạch máu dễ bị tắc nghẽn. Thay vào đó, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng sau khi bữa ăn.
Xây dựng những thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest
2. Uống trà hoa cúc sau bữa ăn
Nước đi vào cơ thể con người có thể đóng một vai trò trong việc làm loãng máu, nhưng cũng có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Hoa cúc rất giàu các nguyên tố vi lượng như selen, axit amin, stacytine và các nguyên tố khác, có tác dụng điều hòa huyết áp.
Trong đó, Selen là nguyên tố vi lượng không thể thiếu để phục hồi thành mạch, đồng thời nó cũng có thể làm giảm tích tụ độc tố trong mạch máu và làm chậm quá trình lão hóa thành mạch.
Axit amin làm giảm sự xuất hiện của các chất vón cục hay bám vào thành mạch gây xơ cứng thành mạch, giúp làm giảm áp lực cho mạch máu.
Còn stachydrine có thể làm giảm tiết hormone co mạch, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, tăng cường thải lipid ra khỏi mạch máu.
Nước nóng có thể phân hủy hoa cúc tốt hơn, các chất >dinh dưỡng sau khi vào cơ thể người cũng dễ dàng hấp thụ hơn.
3. Ăn trái cây sau bữa ăn
Rau và trái cây tươi chứa nhiều kali có thể làm giảm tác động của natri đến huyết áp, do đó, ăn một số loại trái cây sau bữa tối có thể giúp ổn định huyết áp.
Ngoài ra, trái cây cũng rất giàu vitamin và chất xơ, những chất này có thể thúc đẩy quá trình bài tiết lipid trong cơ thể và rất hữu ích cho sức khỏe của mao mạch.