Mọi dấu hiệu bất thường khi đi tiểu đều liên quan đến chức năng của thận mà chúng ta không nên chủ quan, cần nhận biết sớm để có biện pháp xử trí triệt để trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.
Một lượng lớn bọt xuất hiện trong nước tiểu thường được gọi là protein niệu (đạm niệu). Đây là một trong những biểu hiện điển hình chứng tỏ thận đang gặp vấn đề. Bọt đạm niệu thường nhỏ và khó tan.
Nếu nước tiểu có bọt, rất có thể bạn đã mắc bệnh thận do biến chứng của bệnh gút. Theo thống kê, nguy cơ bị đạm niệu ở những người mắc bệnh gút trong 10 năm là 30%.
Ít nước tiểu
Thông thường người lớn tạo ra ít nhất 500ml nước tiểu trong vòng 24 giờ. Do đó, số lượng nước tiểu thải ra ít hơn con số này được gọi là ít nước tiểu và ít hơn 50ml trong vòng 24 giờ được gọi là vô niệu.
Chứng ít nước tiểu là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo suy thận. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp đều có thể cải thiện tình trạng này.
Nước tiểu có mùi hôi
Thông thường, nước tiểu khi mới bài tiết ra khỏi cơ thể về cơ bản sẽ không có mùi. Sau khi ở ngoài không khí một thời gian, ure trong nước tiểu bị phân hủy và mùi amoniac mới xuất hiện. Vì vậy, nếu mùi hôi xuất hiện ngay khi >đi tiểu thì rất có thể thận của bạn đang gặp vấn đề, chẳng hạn như viêm bàng quang, viêm đài bể thận.
Đi tiểu ra máu
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, màu nâu hoặc màu đỏ,... chứng tỏ >sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm.
Cụ thể, nước tiểu có màu vàng đậm hay màu cam, cơ thể của bạn có thể bị thiếu nước hoặc gan, mật có vấn đề. Nước tiểu màu nâu hoặc có máu là dấu hiệu của bệnh thận, khối u, nhiễm trùng đường tiểu, tuyến tiền liệt…
Rối loạn chức năng thận có thể hồi phục tốt nếu phát hiện các dấu hiệu sớm, ngược lại khi bệnh diễn biến nặng có thể gây tăng huyết áp, nhiễm trùng... Vì vậy, hãy cảnh giác với các dấu hiệu bất thường khi đi tiểu và đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu nghi ngờ.