Tưởng chừng là trạng thái vô hại, nào ngờ đây chính là dấu hiệu cấp báo cho bạn biết những chứng bệnh tiềm tàng.
Thức giấc vào lúc 3-4 giờ sáng và không ngủ lại được thực chất có thể là tín hiệu của một số bệnh khác mà rất ít người có thể nhận ra. Bởi vậy, nếu nghi ngờ các dấu hiệu bất thường của >sức khỏe, bạn nên đi thăm khám kịp thời để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm
Trong xã hội ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều thử thách, nhiệm vụ. Hầu hết mọi người đều phải đối mặt với các khoản vay mua nhà, vay mua ô tô, học hành cho con cái... và cuộc sống chịu nhiều áp lực. Một số người lao động chăm chỉ để cải thiện điều kiện sống mà thường không quan tâm nhiều đến việc kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi. Luôn đặt mình trong môi trường căng thẳng, lâu ngày dễ bị suy nhược thần kinh não bộ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con người, thường xuyên thức giấc lúc 3-4 giờ đêm, khó đi vào giấc ngủ.
2. Gan bị tổn thương
Nếu bạn thường xuyên thức giấc trong thời gian này đồng nghĩa với việc lượng máu cung cấp cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi... không đủ dẫn đến máu lưu thông kém, đây cũng là một cảnh báo của cơ thể.
Vào ban đêm, khi các cơ quan khác nhau đang tự sửa chữa, phổi được giải độc từ 3-5 giờ sáng. Nếu bạn luôn thức giấc vào thời điểm này, rất có thể chức năng phổi của bạn không được tốt, chẳng hạn như phổi không đủ khí và máu. Việc tuần hoàn máu sẽ thiếu hụt lượng máu cung cấp cho toàn cơ thể, não bộ sẽ thức giấc sớm khi nhận được thông tin này. Điều này để nhắc nhở bạn rằng bạn cần phải "bảo dưỡng" phổi, đừng bỏ qua.
4. Trầm cảm
Một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% các triệu chứng đầu tiên của trầm cảm là mất ngủ và thức dậy sớm, đây là nguyên nhân cần đặc biệt chú ý. Nếu bạn thức dậy vào lúc 3-4 giờ sáng và rơi vào tình trạng rất khó ngủ sau khi thức dậy, đồng thời tình trạng này kéo dài hơn hai tuần thì tốt nhất là bạn nên xem lại.
Đặc biệt là sau khi thức dậy sớm, tâm trạng của bạn có cảm giác bị trầm cảm và không có tinh thần làm việc hay giao tiếp trong suốt cả ngày. Tại thời điểm này, cần phải hết sức cảnh giác. Nên đến khoa tâm thần để xem có bị trầm cảm hay không.
Mặc dù trầm cảm không phải là căn bệnh gây tử vong nhưng những người bị trầm cảm thường làm việc gì cũng nghĩ đến mặt xấu, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến hành vi tự tử. Vì vậy nếu mắc bệnh trầm cảm thì phải chú ý và thực hiện các biện pháp điều trị hiệu quả để tránh hậu quả xấu.