Người con trai của bà Triệu cho biết mỗi lần về thăm nhà đều thấy bố mẹ dùng đi dùng lại 3 thứ suốt nhiều năm không thay đó là đũa gỗ, thớt gỗ và can dầu đã cũ bẩn.
Vợ chồng chung sống lâu năm sẽ ngày càng giống nhau cả ở tính cách lẫn thói quen sinh hoạt, đó là lý do vì sao không ít cặp đôi đã mắc phải "ung thư hôn nhân", nghĩa là khi một người mắc bệnh ung thư thì người kia cũng có thể mắc đúng loại ung thư đó.
Vợ chồng bà Triệu (Trung Quốc) là một ví dụ, gần đây họ đã cùng lúc phát hiện mình mắc bệnh ung thư gan. Vợ chồng bà có 2 người con, cả 2 đều đã lập gia đình và có điều kiện sống khá tốt. Thế nhưng vợ chồng bà vẫn giữ thói quen tiết kiệm vì không muốn nhờ cậy con cái.
Giữa tháng 7/2021, bà Triệu cảm thấy đau bụng, tiêu chảy liên tục. Vì nghĩ do mình đã ăn phải những món không sạch mới bị tiêu chảy nên bà Triệu đã không đến viện khám. Triệu chứng này kéo dài đến tận đầu tháng 8, khi con trai về thăm nhà mới đưa bà đến bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm transaminase (kiểm tra chức năng gan) cho thấy men gan của bà Triệu đã tăng lên rất nhiều, đồng thời kết quả siêu âm đã phát hiện ra nhiều cục u bất thường. Sau khi làm sinh thiết khối u, bác sĩ cho biết bà đã mắc ung thư gan, bệnh đã chuyển sang giai đoạn giữa và cuối. Nghi ngờ có dấu hiệu "ung thư hôn nhân", người con trai cũng đưa bố đi khám thì kết quả cho thấy ông Triệu cũng đã mắc ung thư gan giai đoạn đầu.
Lý do gì khiến hai vợ chồng bà Triệu lần lượt phát hiện bị ung thư gan?
Theo bác sĩ Fang Jian (bệnh viện Nhân dân huyện Huadu, Quảng Châu, Trung Quốc), những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư gan thường là do viêm gan lâu năm, do có yếu tố di truyền, do mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
Sau khi nghe những yếu tố có thể gây ung thư gan, con trai bà Triệu cho rằng bố mẹ anh thường không hề có bệnh về gan hay tiểu đường, gia đình càng không có di truyền ung thư, nhưng thói quen sinh hoạt của ông bà khá phản khoa học. Sau khi nghe phân tích của bác sĩ, anh mới biết trong gian bếp của bố mẹ mình có vài món đồ có thể là "kẻ thúc đẩy" căn bệnh ung thư gan.
3 đồ vật trong bếp chứa aflatoxin, dễ hại gan, nên vệ sinh và thay thường xuyên
Trả lời với báo chí, người con trai của bà Triệu cho biết mỗi lần về thăm nhà đều thấy bố mẹ dùng đi dùng lại 3 thứ suốt nhiều năm không thay đó là đũa gỗ, thớt gỗ và can dầu đã cũ bẩn.
1. Đũa gỗ
Trong gian bếp nhà bà Triệu khá ẩm thấp, đũa gỗ dùng nhiều năm không thay nên đã hình thành nấm mốc. Tuy nhiên, cặp vợ chồng già thường không để ý đến những vấn đề này, dù đầu đũa bị mốc, họ vẫn dùng suốt bao nhiêu năm qua.
Theo bác sĩ, đũa mốc rất có thể chứa độc tố aflatoxin. Tổ chức Y tế Thế giới WHO từng xếp aflatoxin vào nhóm gây ung thư số 1. Aflatoxin mang độc tính cực kỳ mạnh, thậm chí độc gấp 68 lần asen và 10 lần so với >kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư, và 20mg có thể gây tử vong.
2. Thớt gỗ
Con dâu thường mua sắm đồ đạc cho bà Triệu, thậm chí mua cả thớt mới nhưng vợ chồng bà cho rằng chiếc thớt gỗ bản lớn còn tốt nên vẫn tiếp tục sử dụng.
Thớt gỗ dùng lâu năm có thể sẽ xuất hiện nhiều nứt nẻ, những vết nứt đó chứa vô vàn các thực phẩm li ti bám vào sau quá trình băm, chặt thức ăn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụn này sẽ gây nấm mốc và rồi sản sinh ra aflatoxin gây bệnh ung thư gan.
Nhiều người không biết là: Aflatoxin rất khó tiêu diệt kể cả khi ở trong nhiệt độ cao, nếu không chú ý có thể khiến nấm mốc tiếp tục sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể người bằng đường ăn uống.
3. Can đựng dầu
Gia đình bà Triệu thường có thói quen đựng dầu ăn trong một chiếc chai nhựa, suốt nhiều năm không bao giờ thay, cứ hết là lại mua thêm dầu đổ vào đó. Tuy nhiên, chai dầu bằng nhựa ở trong môi trường nhiệt độ cao của nhà bếp suốt nhiều năm có thể bị hỏng, chảy nhựa và thôi nhiễm vào trong dầu ăn. Hơn nữa chai nhựa được dùng lâu ngày không vệ sinh nên có thể bị nhiễm khuẩn, sinh nấm mốc.
Phương pháp vệ sinh chai nhựa, đũa, thớt gỗ đúng nhất:
Theo bác sĩ Cai Jianqiang (phó khoa ung thư, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc), điều mọi người nên làm là bảo quản đồ dùng nhà bếp đúng cách và để nơi thông thoáng, mát mẻ để tránh ẩm mốc.
Dù là đũa gỗ hay thớt gỗ cũng cần thay mới trong vòng 6 tháng - 1 năm. Tốt nhất nên vệ sinh chai dầu hàng tháng hoặc 3 tháng một lần, sau khi phơi khô thì mới đổ dầu mới vào.
Có thể dùng nước nóng đun sôi để rửa đũa gỗ, thớt gỗ sau mỗi lần sử dụng, sau đó đem phơi khô dưới ánh nắng rồi mới đem đi cất. Nếu thớt gỗ, đũa gỗ, chai dầu có dấu hiệu nấm mốc thì nên loại bỏ ngay.