Chất lượng giấc ngủ kém và thời gian ngủ bị rối loạn trong thời gian dài có thể khiến khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, đẩy nhanh quá trình lão hóa, rối loạn nội tiết.
Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết đến >sức khỏe. Ngủ quá ít - hoặc quá nhiều - đều có thể liên quan đến các vấn đề về lượng đường trong máu, không chỉ ở những người mắc >bệnh tiểu đường mà còn ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Dưới đây là những thói quen ngủ như thế, nếu bạn đang phạm phải thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo không sớm thì muộn, bệnh tiểu đường cũng sẽ tìm đến.
Những người thuộc diện "cú đêm" có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người đi ngủ sớm. Đó là kết quả của một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng dậy sớm còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Rutgers ở New Jersey nhận thấy thời gian thức dậy có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn.
Cụ thể, hội "cú đêm" được phát hiện được phát hiện là ít hoạt động hơn vào ban ngày, do vậy việc sử dụng chất béo làm năng lượng bị hạn chế. Từ đó dẫn đến tích tụ chất béo có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
Trong khi đó, những người dậy sớm được phát hiện là đốt cháy chất béo để lấy năng lượng nhiều hơn là carbohydrate, do đó làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch.
Tác giả cao cấp của nghiên cứu, Giáo sư Steven Malin, cho biết: "Sự khác biệt trong chuyển hóa chất béo giữa những người dậy sớm và người thức khuya cho thấy nhịp sinh học của cơ thể (đồng hồ cơ thể) có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta sử dụng insulin".
Cũng tìm hiểu về mối liên hệ giữa thói quen ngủ và bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng những người thức khuya qua 12 giờ đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường, ngay cả khi họ có ngủ đủ vào ngày hôm hôm sau. Các tác giả của nghiên cứu cho biết những người thức khuya có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng của màn hình tivi và điện thoại. Thói quen này tác động đến nồng độ insulin trong máu và khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể. Nghiên cứu được chia sẻ trên trang Men's Health.
Mọi người đều cần giấc ngủ ngon, nhưng nó đặc biệt quan trọng khi bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2. "Ngủ không đủ giấc có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, ngắn hạn và dài hạn", Gregg Faiman, bác sĩ nội tiết tại Bệnh viện Đại học ở Ohio cho biết. "Trên thực tế, giấc ngủ cũng cần thiết cho sức khỏe của bạn như >dinh dưỡng và tập thể dục", ông nói.
Ngủ quá ít sẽ gây căng thẳng cho cơ thể khiến cơ thể giải phóng hormone, bao gồm cả cortisol. "Cortisol làm tăng kháng insulin và tăng lượng đường trong máu", tiến sĩ Faiman nói. Mặt khác, ngủ quá nhiều cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 trên Diabetologia, những người mắc bệnh tiểu đường ngủ nhiều hơn (hoặc ít hơn) hơn 7 giờ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn, so với những người có đủ 7 giờ.
Các chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến việc tiết melatonin bất thường. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Yale đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong thời gian dài đối với 20 người ở độ tuổi 18-40. Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ngủ trong điều kiện có nhiều ánh sáng lâu dài thì mức độ kháng insulin sẽ tăng lên đáng kể và khả năng đáp ứng của các tế bào đối với hormone insulin của con người giảm xuống.
Tốt nhất bạn nên bịt mắt hoặc tắt đèn khi ngủ để tránh ánh sáng ảnh hưởng tới đường huyết và giấc ngủ của bạn.
Bệnh tiểu đường loại 2 là khi insulin mà tuyến tụy tạo ra không thể hoạt động bình thường hoặc tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin.Điều này có nghĩa là lượng đường trong máu (đường) trở nên quá cao.Theo NHS, các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 cần chú ý bao gồm:
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm
- Cảm thấy khát mọi lúc
- Cảm thấy rất mệt mỏi
- Giảm cân mất kiểm soát
- Ngứa quanh "vùng kín", hoặc liên tục bị tưa miệng
- Vết thương lâu lành
- Bị mờ mắt
Theo Thesun, Reuter, Ncbi