Người bị đau dạ dày cần nhớ có 3 món không nên sử dụng vào buổi sáng, 2 món nên ăn nhiều vì vừa có lợi cho việc nuôi dưỡng dạ dày, vừa có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi ung thư.
Có câu nói "Dạ dày không khỏe nan trường thọ". Vậy nên nếu muốn >sống khỏe, sống lâu thì việc mà bạn cần phải làm đầu tiên đó là giữ dạ dày luôn khỏe mạnh.
Dạ dày là một trong những cơ quan nội tạng nắm giữ chức năng sống vô cùng quan trọng. Nó có thể dự trữ thức ăn, đồng thời có thể trộn đều thức ăn thông qua tác động của dịch vị và bào mòn từ từ. Nhờ có dạ dày, cơ thể được cung cấp >dinh dưỡng và năng lượng để duy trì các hoạt động sống bình thường.
Những người có dạ dày khỏe mạnh thường có cảm giác thèm ăn mạnh hơn, ăn ngon miệng hơn và cơ thể cũng cường tráng hơn. Tuy nhiên, có nhiều thực phẩm có thể gây hại cho >sức khỏe của dạ dày.
Khi có vấn đề về dạ dày, cơ thể sẽ phát ra 5 tín hiệu.
1. Buồn nôn và nôn
2. Đau bụng bất thường
3. Chán ăn và khó tiêu
4. Khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng và có dấu hiệu suy nhược cơ thể
5. Chướng bụng, màu phân bất thường hoặc có máu trong phân.
Người bị đau dạ dày cần nhớ có 3 món không nên sử dụng vào buổi sáng, 2 món nên ăn nhiều vì vừa có lợi cho việc nuôi dưỡng dạ dày, vừa có tác dụng bảo vệ dạ dày.
3 món ăn sáng gây >ung thư dạ dày
Người bị đau dạ dày không nên ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ vào buổi sáng, vì thức ăn nhiều dầu mỡ không thể tiêu hóa dễ dàng, có thể làm cho tình trạng đầy hơi thêm trầm trọng. Hơn nữa, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn chứa nhiều cholesterol, nếu cơ thể tích tụ quá nhiều chất này không những không tốt cho dạ dày mà còn gây hại cho tim mạch.
Những món ăn cay thường mang lại cảm giác thú vị khi ăn, thậm chí gây nghiện cho nhiều người nhưng họ lại không nhận thức được hệ lụy mà những món ăn cay này mang lại. Vào buổi sáng, dạ dày còn rỗng nên thói quen ăn sáng quá cay có thể gây tổn thương dạ dày. Vị cay của ớt có thể kích thích các chứng bệnh đại tràng, gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… Nếu các bệnh này không được điều trị dứt điểm thì có thể hình thành nên tế bào ung thư ở dạ dày. Ngoài ra, ăn nhiều ớt cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, một số sản phẩm như thịt muối, cà muối, dưa muối có thể chứa hàm lượng nitrite cao, khi đi vào cơ thể chuyển hóa thành nitrosamine và cuối cùng gây ra bệnh ung thư dạ dày. WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê.
1. Món ăn có bổ sung thêm tỏi
Tỏi rất giàu protein, vitamin và nhiều nước, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, tiêu viêm, kháng khuẩn. Tỏi có chứa allicin, có thể làm giảm lipid máu, ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Tỏi cũng có thể ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Ngoài ra, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể.
2. Rau xanh
Trái cây và rau quả rất giàu vitamin C và chất phytochemical, có thể đóng vai trò chống oxy hóa và chống ung thư. Ăn đầy đủ trái cây và rau quả có thể bảo vệ dạ dày ở một mức độ nhất định và giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đồng thời, thói quen ít ăn rau, ít ăn các loại hạt, các củ quả nhiều chất xơ và ăn nhiều thịt được các nhà khoa học chỉ ra là một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng, tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp, tim mạch.