Nếu bệnh tim mạch dẫn đầu thế giới về nguy cơ tử vong thì bệnh tiểu đường cũng đứng hàng đầu trong nhóm bệnh nguy cấp cần phòng tránh nhất thế giới.
Có hàng triệu người tử vong do các nguyên nhân có liên quan đến >bệnh tiểu đường dẫn đến những biến chứng khác nhau như: Đột quỵ, bệnh lý tim mạch, suy thận, mù lòa, bệnh thần kinh dẫn đến yếu cơ, tê bì, buốt các ngón tay.
Ngoài một số nguyên nhân do di truyền, suy yếu hệ miễn dịch hay trẻ cai sữa mẹ sớm, việc tiêu thụ thực phẩm với chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa tinh bột, chất béo cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường. Thực chất, nhiều loại thức ăn khiến lượng đường huyết tăng vọt mà đôi khi chúng ta không ngờ tới. Bạn có thể xem sau đây:
1. Thức ăn chứa nhiều muối
Các loại thực phẩm như dưa muối, thịt muối, cá muối... có chứa lượng muối rất cao. Nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho huyết áp tăng cao, dễ tăng cân, và có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Chúng ta có thể không ngờ tới những thức ăn này dẫn đến bệnh tiểu đường. Thực chất, việc ăn mặn dẫn đến các nguy cơ về bệnh ung thư, bệnh tim mạch được cảnh báo trong nhiều năm qua.
Với lượng muối thêm vào thức ăn được khuyên chỉ nên dưới 5g/ngày hoặc ít hơn nữa được các chuyên gia khuyên. Thực chất, trong thực phẩm cũng đã chứa sẵn lượng muối nhất định, nên khi nêm nếm thức ăn, chúng ta chỉ dùng ở mức vừa phải các loại gia vị như: xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương. Ngoài ra, nên cảnh giác với các loại thức ăn đóng gói, đồ hộp chế biến sẵn.
2. Cháo
Cháo không thích hợp cho người tiểu đường. Với món ăn này, chúng ta có thể ăn nhiều hơn mức bình thường vì nhanh đói. Thực tế, cháo khi vào cơ thể rất dễ bị hấp thụ làm đường huyết tăng nhanh, gây bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, với những loại cháo gói ăn liền, gia vị từ cháo, bạn cũng nên cảnh giác tránh nạp vào cơ thể.
3. Rau củ nhiều tinh bột
Rau củ nhiều tinh bột được các chuyên gia khuyên người bệnh tiểu đường không nên ăn. Thực tế, các loại rau củ nhiều tinh bột có thể làm lượng đường trong máu tăng không khác gì các món bánh kẹo.
Các loại rau củ có tinh bột chứa một lượng lớn carbs hơn so với các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải và rau diếp. Tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn, điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một số loại củ cải đường, ngô, bí đỏ, khoai tây, khoai môn... đều là những loại rau củ giàu tinh bột mà bạn nên cảnh giác.
Một số thực phẩm chứa insulin tự nhiên, tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Rong biển: Rong biển có giá trị >dinh dưỡng cao và rất giàu polysaccharide rong biển, protein, chất béo, caroten và vitamin A, B, C. Trong đó, polysaccharide rong biển có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Ngoài ra, món ăn này còn tốt cho người thiếu máu, người mắc bệnh xương khớp và giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp nấu cũng đậu hũ, trứng hoặc thịt.
Đậu bắp: Đậu bắp rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chất nhầy trong đậu bắp có thể giúp giải độc, làm chậm quá trình hấp thụ đường và cải thiện lipid máu.
Đậu bắp cũng chứa carotenoid, rất có lợi cho việc duy trì hoạt động và bài tiết bình thường của insulin, cũng như cân bằng lượng đường trong máu. Đây còn được xem là thực phẩm vàng tốt cho người già, phòng chống bệnh loãng xương, giúp giảm các cholesterol xấu nên rất có lợi cho cơ thể. Đậu bắp cũng chữa ho, viêm họng, giúp hệ tiêu hóa trơn tru và ngừa lão hóa hiệu quả.
Khoai mỡ: Mặc dù giàu tinh bột nhưng lượng tinh bột trong khoai mỡ rất lành mạnh, không chứa calo. Đây là một loại thực phẩm tốt với ít chất béo, nó chứa myricetin, một chất phytochemical giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Magiê, kẽm và vitamin B1 và B2 thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp insulin hoạt động hiệu quả cho người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng món ăn này giúp no lâu mà không gây béo hiệu quả.
Mướp đắng: Được khuyên là thực phẩm hàng đầu có lợi cho người bệnh tiểu đường. Mướp đắng có chứa momordica glucoside, có tác dụng kích thích bài tiết insulin; pectin và chất xơ thô trong mướp đắng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kích thích nhu động ruột và giải quyết vấn đề táo bón.
Loại thực phẩm này cũng chứa một polypeptide đặc biệt, tương tự như insulin, giúp giảm lượng đường trong máu. Do đó, sử dụng mướp đắng để tránh đường huyết tăng vọt. Bạn cũng có thể sử dụng nước uống, sinh tố. Tuy nhiên, đây là loại nước có tính mát, bạn không nên uống quá nhiều dẫn đến tiêu chảy. Bạn cũng nên xem cơ địa có phản ứng với loại nước này không trước khi sử dụng đều đặn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên thích hợp nhất cho thể trạng của mình.