Rối loạn tiền đình được xem là một hội chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hầu như ai cũng có thể mắc phải dẫn đến hiệu quả làm việc giảm sút.

Thiên Bảo (t/h) 07:31 06/09/2022

Người bị >rối loạn tiền đình có những biểu hiện nào?

Theo đó, rối loạn tiền đình được chỉ ra ở một số nhóm hoạt động trí óc, làm việc nhiều, gây các tổn thương từ hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch. Rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh, nhưng một khi bị rối loạn tiền đình thì sẽ dẫn đến các bệnh lý khác. Người bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do thiếu máu não, có nguy cơ bị đột quỵ cao.

Triệu chứng của rối loạn tiền đình thường là: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, huyết áp thấp. Người rối loạn tiền đình thường khó ngủ, hay quên, hay cáu giận vu vơ, xa lánh mọi người.

Trong trường hợp chỉ có biểu hiện nhẹ như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn... người bệnh vẫn có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn, đầu nặng trĩu như bị nén, ép lại, sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh, huyết áp hạ, người mệt lả...

Rối loạn tiền đình dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: Internet

Nếu kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, mất tập trung, mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể... ảnh hưởng rất nhiều đến >sức khỏe, giảm chất lượng sống.

Do đó người bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ >dinh dưỡng thích hợp để điều trị bệnh hiệu quả.

Người mắc rối loạn tiền đình chú trọng dinh dưỡng nào?

Một số loại vitamin thiết thực có trong các loại rau củ hỗ trợ giảm bớt rối loạn tiền đình. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể các nhóm vitamin lành mạnh sau:

Vitamin B6

Vitamin B6 có vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng tới hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Đây cũng là một trong những triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy người bệnh cần bổ sung loại vitamin này để khắc phục tình trạng kể trên. Thực phẩm giàu vitamin B6 có thể kể đến như: thịt gà, cá, các loại trái cây, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang…

Folate

Acid folic cũng là một trong những nhóm thức ăn giúp giảm bớt các vấn đề về não, chống một số bệnh giảm trí nhớ ở người già và các khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình.

Những thực phẩm chứa nhiều folate có thể được kể tên như: các loại rau màu xanh đậm, các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng, các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, trái cây họ cam, quýt.

Vitamin D

Vitamin D không chỉ tốt cho xương khớp mà nó còn giúp khắc phục xơ cứng tai - một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Bổ sung đủ lượng vitamin D hỗ trợ người bệnh mau chóng khỏe mạnh hơn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D có thể được kể tên như: Cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành,…).

Các món ăn hỗ trợ bệnh rối loạn tiền đình

Trong dân gian, một số món ăn giàu dinh dưỡng và các vitamin lành mạnh giúp bảo vệ cơ thể, chống rối loạn tiền đình, bạn có thể bổ sung cho cơ thể.

Óc heo hấp với lá ngải cứu: Óc heo giàu chất dinh dưỡng, các loại vitamin như: canxi, phốt pho, sắt và hàm lượng cholesterol có tác dụng nhất định trong việc bồi bổ cơ thể, hạn chế hoặc cải thiện được chứng đau đầu, chóng mặt hay suy nhược thần kinh.

Trong khi đó, ngải cứu được xem là một vị thuốc có tác dụng ích khí, trị suy nhược cơ thể, giảm chứng mất ngủ, người hay lo lắng, bồn chồn. Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau, tác dụng điều hòa kinh nguyệt hiệu quả cho phụ nữ.

Óc heo hấp ngải cứu. Ảnh: Internet

Óc heo hấp với ngải cứu có thể thực hiện tại nhà: Xếp óc heo và rau ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy khoảng 40 phút. Khi sắp bắc xuống rắc thêm rau diếp cá vào. Ăn nóng! Mỗi ngày ăn một bộ óc heo như vậy. Ăn liên tục bảy ngày.

Óc heo trộn trứng gà: Đập trứng gà đánh nhuyễn lẫn với óc heo và rau húng rồi rán lên ăn. Mỗi ngày ăn một bữa trong vòng 10 ngày. Ngoài ra có thể thực hiện món ăn óc heo hấp cùng bí đỏ hoặc chưng cùng với gừng cũng mang lại lợi ích thiết thực.

Canh mộc nhĩ thịt heo: Theo kinh nghiệm điều trị của Đông y, bài thuốc với mộc nhĩ hoặc trà xanh hay thức uống từ gừng cũng có tác dụng cho việc điều trị rối loạn tiền đình: Nấm mộc nhĩ trắng (15-20g) nấu canh với thịt heo nạc (50g) và một quả táo đỏ, ăn lúc đói.

Mộc nhĩ và thịt heo. Ảnh: Internet

Bắc 1 nồi nhỏ lên bếp, bạn cho tất cả nguyên liệu vào: Mộc nhĩ, thịt nạc, gừng vào, chế thêm 600 ml nước. Đun sôi và hạ nhỏ lửa, nêm muối, nước mắm, hạt nêm vừa đủ. Đun liu riu đến khi nước trong nồi còn khoảng 200 ml thì tắt bếp, để nguội và dùng dần. Nên dùng buổi sáng và liên tục 1 lần mỗi ngày trong 1 tháng bạn nhé!

Một số bài thuốc đông y bạn có thể tham khảo:

- Trà xanh hoặc đen (5g) nấu với vỏ quýt (10 g) cùng với 1/2 lít nước, đun sôi 5-10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.

- Gừng khô nướng sơ (6-8g), cam thảo tẩm mật nướng (4g), sắc với 750 ml nước cho đến lúc còn 300 ml, chia hai lần uống trước bữa ăn.

Các loại đồ uống nên tránh

Người bị rối loạn tiền đình kiêng những đồ uống có chứa chất kích thích như cafein. Chúng sẽ làm triệu chứng ù tai ở người bị rối loạn tiền đình tăng lên.

Không nên sử dụng rượu, bia. Chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Thiên Bảo (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe