Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ xuất hiện hàng loạt biểu hiện bất thường trên da, chỉ cần thấy nó lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn nên nghi ngờ và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Glucose trong máu là một thành phần rất quan trọng đối với cơ thể. Các thành phần glucose này có thể cung cấp rất nhiều năng lượng cho các cơ quan và mô.
Tuy nhiên, nếu hàm lượng glucose trong máu quá cao sẽ xảy ra hiện tượng tăng đường huyết. Một khi lượng đường trong máu liên tục tăng cao không chỉ gây nên bệnh tiểu đường mà còn gây ra những bất thường trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng lớn đến >sức khỏe, thậm chí gây hại cho thị lực và nội tạng. Vì vậy, khi lượng đường trong máu quá cao chúng ta nên kịp thời kiểm soát.
Thực tế, khi lượng đường trong máu quá cao sẽ xuất hiện hàng loạt biểu hiện bất thường trên da, chỉ cần thấy nó lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn nên nghi ngờ và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
3 >dấu hiệu trên làn da >cảnh báo đường huyết cao quá mức
1. Da dễ bị viêm nhiễm
Khi lượng đường trong máu tăng cao thì đồng thời hàm lượng glycogen trong mô da cũng sẽ tăng, như vậy sẽ tạo ra môi trường thích hợp để vi khuẩn tồn tại và sinh sôi trên da. Số vi khuẩn này sẽ càng khỏe mạnh và đông đúc hơn nhờ được nuôi dưỡng bởi thành phần glucose. Theo thời gian, người bệnh sẽ dễ bị viêm da hơn, thậm chí những vết thương này không dễ chữa lành mà còn trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, khi lượng đường trong máu tăng cao, hàng rào miễn dịch của da cũng sẽ bị suy giảm, ngoài việc dễ bị nhiễm khuẩn, thì còn dễ bị nhiễm nấm, đặc biệt là nấm da chân, nấm da đầu.
2. Da bị ngứa bất thường
Do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất oxy hóa gây hại đến hệ thần kinh điều tiết mồ hôi và hệ mạch máu nuôi dưỡng da. Hậu quả là làm da khô, bong tróc và dần trở nên ngứa ngáy hơn.
Ngoài ra, khi lượng đường trong máu tiếp tục tăng cao sẽ rất dễ gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên, khi đó da người bệnh cũng sẽ bị ngứa ngáy bất thường. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu liên tục đối mặt với mẩn ngứa hoặc các phản ứng dị ứng không rõ nguyên nhân, lâu ngày không khỏi.
3. Da đổ mồ hôi quá nhiều
Đối với những người mà lượng đường trong máu liên tục tăng, tần suất tiết mồ hôi trên da cũng sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những người khác. Vì khi đường huyết tăng, các dây thần kinh giao cảm sẽ bị hưng phấn quá mức, khiến tuyến mồ hôi tiết ra với số lượng lớn, làm da người bị đổ nhiều mồ hôi.
Nhìn chung, khi lượng đường trong máu tăng quá nhiều, người bệnh nên nhanh chóng đi khám, sau đó dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng, nhằm ổn định đường huyết. Ngoài ra, nên nhanh chóng thực hiện 2 việc dưới đây.
2 cách giảm đường huyết
1. Thay đổi chế độ ăn uống
- Ăn nhiều rau xanh: Ăn nhiều rau giúp bạn ổn định trọng lượng tốt hơn, giảm thiểu lượng mỡ thừa, từ đó kéo theo tác dụng giữ lượng đường trong máu được ổn định.
- Tránh thịt đỏ và thịt chế biến: Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao, có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.
- Tăng cường Omega cho cơ thể: Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá mòi,... có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Do vậy, lời khuyên cho bạn là hãy đảm bảo dùng các loại thực phẩm trên ít nhất một lần mỗi tuần.
- Bổ sung quế vào thực đơn: Quế có thể là một nhân tố chủ chốt giúp hạ lượng đường trong máu. Loại gia vị ngọt với thành phần giàu chất polyphenol này có thể giúp tăng cường hoạt động của insulin trong cơ thể. Bạn chỉ cần bổ sung đơn giản bằng cách rắc một lượng nhỏ vào đồ ăn buổi sáng hoặc trộn chung với cháo yến mạch.
2. Tăng cường vận động
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, việc gia tăng trọng lượng cơ bắp có thể giúp giảm đề kháng insulin và từ đó hạn chế khả năng phát triển tiền tiểu đường. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.