Có một số loại cây thông thường vừa có thể dùng vào nhiều việc trong đời sống hàng ngày, vừa có thể chữa bệnh mà các mẹ cần biết. Việc này giúp trẻ nhỏ có thể phòng chống các bệnh vặt cũng như mang lại sức khỏe cho cả nhà.
1. Tía tô
Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Chiết xuất từ tía tô được phát hiện có nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể phá các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm hoặc chống trầm cảm. Chất này không hề gây dị ứng và có thể chống lại các khối u. Mọi bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
Khi nghiên cứu đánh giá tác dụng của chiết xuất lá tía tô đối với SARS-CoV-2, một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi phối hợp chiết xuất này với hoạt chất remdesivir thì hiệu quả đã tăng rõ rệt. Lá cây có vị cay ấm nên thường sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi. Quả cây tía tô điều trị ho, làm long đờm. Hơn nữa, tía tô còn giúp chữa chứng đau bụпg kinh, mấɫ пgủ, mụn rộp, kɦó ṭiêu νà đau răпg.
2. Nha đam
Nha đam là một trong những loại thực phẩm thiên nhiên lành tính, có tính hàn, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong hỗ trợ >làm đẹp và chăm sóc >sức khỏe con người. Bởi trong thành phần cây nha đam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Trong nha đam chứa các loại vitamin A, C, E đóng vai trò như chất chống oxy hóa, các chất giúp tăng sức đề kháng cơ thể giúp chống lại các gốc tự do có hại gây tình trạng lão hóa và bệnh ung thư. Nha đam còn chứa các loại acid amin, vitamin B-12 và là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, magie,... giúp tăng sức hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.
Gel nha đam có chứa 20 loại amino axit, trong đó có 7−8 loại cần thiết cho cơ thể như cellulose, galactose, xylose, glucose... là các chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh do virus gây ra. Nha đam còn chứa nhiều enzyme khỏe mạnh cải thiện tốt cho hệ tiêu hóa. Axit gamma linolenic có trong nha đam còn có công dụng giảm dị ứng, làm lành vết thương nhanh chóng.
Nha đam còn giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng cường chức năng hoạt động gan, trị táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
3. Bồ côпg anh
Điều trị các bệnh về da: Các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng dược liệu bồ công anh. Thân và lá bồ công anh chứa nhựa màu trắng như sữa và có vị đắng, có tính kiềm cao và công dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm... nên rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema, ngứa do nấm...
Bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các người bệnh đái tháo đường đều mắc;
Theo Y Học Cổ Truyền, một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh;
Ngoài ra, bồ côпg aпh còn có kɦả пăпg làm giảm các νấn đề ṭiêu hóa νà đau bụng, tốt cho xương, cải thiện chức năng gan, tăng cường sức khỏe đường tiết niệu.
4. Tỏi
Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, là siêu thực phẩm giúp trị bệnh. Tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, tốt cho dạ dày, đường ruột của trẻ. Ngoài ra, tỏi còn có công dụng trị họ, cảm sổ mũi cho trẻ sơ sinh. Khi trẻ có dấu hiệu ho, cảm sổ mũi, mẹ nên bổ sung tỏi rồi cho bé bú hoặc cho vài giọt dầu tỏi vào sữa công thức để giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Tỏi còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh khác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm các loại thuốc chống vi trùng tự nhiên.
5. Húпg quế
Húng quế giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và caryphyllene. Rau húng quế có thể giảm triệu chứng một số bệnh như co thắt dạ dày, biếng ăn, đầy hơi, các bệnh về thận, chứng phù nề, cảm lạnh, mụn cóc, nhiễm giun, vết rắn cắn và côn trùng cắn.
Húng quế còn bảo vệ tim, phòng chống ung thư, chữa sốt, ngăn ngừa stress và là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận.
6. Cây triпh пữ hoàпg cung
Loài cây này đã và đang được người dân dùng nhiều để điều trị các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về hoạt tính kháng u của loài cây này. U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U xơ tử cung thường tồn tại thầm lặng và không gây bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, u xơ tử cung biểu hiện triệu chứng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
7. Cây mã đề
Có tác dụng hỗ trợ bệnh thận và đường tiết niệu rất tốt. Các bệnh lý đường tiết niệu mà loại cây này có thể điều trị là viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, chứng bí tiểu hay bệnh viêm cầu thận cấp, mạn tính.
Đây là loại cây giúp điều trị ho hiệu quả, giải tỏa nhiệt trong cơ thể, có tác dụng lợi tiểu, mát gan, đào thải độc tố. Ngoài ra, cây mã đề còn có một số tác dụng khác như hỗ trợ cai thuốc lá, thuốc lào, điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, hỗ trợ điều trị bệnh về gan, phổi và trị chảy máu cam cực tốt.
8. Bạc hà
Theo Y Học Cổ Truyền, bạc hà có công dụng trừ phong giảm đau, tăng tiết mồ hôi, kiện vị, chỉ ho, kích thích tiêu hóa, thúc ban sởi mọc. Vì vậy, dược liệu này được dùng trị ho, cảm mạo phong nhiệt, người bệnh sốt cao, đau đầu, nghẹt mũi và ít hoặc không tiết mồ hôi.
Bạc hà làm dịu kích ứng, giảm nổi mẩn đỏ ngứa trên da, giúp phòng ngừa loét dạ dày, giảm căng thẳng, đau đầu, giảm buồn nôn, chữa lành vết thương, ngăn ngừa hội chứng buồng trứng đa nang và tăng cường khả năng miễn dịch.
9. Gừng
Gừng được cho là một trong những phương pháp chữa trị hiệu quả nhất cho các vấn đề dạ dày. Nó có xu hướng tích tụ trong đường tiêu hóa và giảm bớt hiện tượng nặng bụng. Gừng cũng là một phương thuốc chữa bệnh tốt cho hiện tượng chướng bụng và đầy hơi.
Rối loạn dạ dày, đau bụng, tiêu chảy cũng có thể được giảm bớt và phòng tránh được bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn uống của bạn. Gừng cũng nổi tiếng với vị ngon miệng của nó. Không chỉ khuấy động mùi vị của món ăn, nó còn thúc đẩy sự đồng hóa tốt hơn và hấp thụ các chất >dinh dưỡng trong máu của bạn. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giảm viêm và đau, phòng chữa sỏi mật, điều trị các vấn đề về hô hấp.
10. Nghệ
Củ nghệ có tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc trưng nhất là hoạt chất curcumin. Đây là một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, có thể chữa trị rất nhiều triệu chứng như: Diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư gan, điều trị đau dạ dày, đau bụng…
Nghệ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim, cải thiện chức năng của não bộ, hỗ trợ bệnh viêm khớp, làm lành vết thương, điều trị sẹo, ngăn ngừa lão hóa da, điều trị đau dạ dày, ngăn ngừa và điều trị ung thư.
11. Kinh giới
Rau kinh giới là một loại thảo mộc có mùi thơm, hơi nồng, vị cay tính ấm được dùng làm nguyên liệu chế biến cho nhiều món ăn. Mặc dù thường được sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng lá kinh giới vẫn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm.
Công dụng của kinh giới là giải cảm, làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, giải độc, khứ ứ, chỉ huyết, khử phong chỉ kinh, lợi đại tiểu tiện, giảm sốt.
12. Lá mơ
Lá mơ hỗ trợ chữa chứng kiết lỵ, đi ngoài ra máu mủ, các chứng trẻ em cam tích suy dinh dưỡng, viêm gan, viêm ruột, phong thấp, đau khớp, ho đàm, viêm phế quản, dùng dưới dạng hái lá ăn sống hoặc ăn kèm thịt cá, thái nhỏ đúc trứng gà ăn.
Lá mơ còn hỗ trợ chữa phong thấp đau khớp, chữa rắn cắn, các triệu chứng đau đớn và khó chịu như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, bí tiểu.
13. Dươпg xỉ
Chiết xuất dương xỉ được sử dụng như một loại thảo dược giúp điều trị bệnh vẩy nến.
Ngoài ra, cây dương xỉ trong Y học phương Đông sử dụng để chữa rất nhiều bệnh như lang ben, bạch biến; chữa mỏi gối, đau lưng, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư; các chứng bệnh về tiêu chảy và giúp cầm máu; chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn, trị bong gân; chữa khí huyết suy yếu, tay chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp.
14. Cúc vạn thọ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cúc vạn thọ có thể làm giảm sự lây lan của các tế bào ung thư và hạn chế sự tăng trưởng của chúng. Từ đó ngăn ngừa bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, ung thư da và ung thư máu.
Trong y học, cúc vạn thọ là một loài hoa xuân có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Dược liệu có vị đắng cay, mùi thơm, tính mát, không độc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm, làm se, giảm đau, trừ giun sán.
15. Cây diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn làm ức chế liên cầu, phế cầu, cầu vàng, E. coli,…., chữa bệnh phụ khoa, tăng cường sức khỏe sinh sản.
Ngoài ra, Rau diếp cá còn nhiều công dụng khác như: làm chắc thành mao mạch, lợi tiểu, sát khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt (trong lá diếp cá chứa chất quercetin và isoquercitrin có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt và các hợp chất flavonoid được tìm thấy trong diếp cá có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương sau mụn), chữa nóng sốt ở trẻ,...
16. Cây hoa пhài
Hoa nhài có tác dụng giảm căng thẳng, thanh nhiệt, hạ sốt, giảm đau nhức xương khớp và đau bụng do ăn đồ lạnh. Ngoài ra, hoa nhài còn có công dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, chữa mất ngủ, chữa đau nhức mắt.
17. Cây hoa bỏng
Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non, chủ trị các chứng bỏng do nhiệt, bầm tím da, đau đầu, bệnh trĩ, mụn nhọt, chốc lở. Ngoài ra, cây lá bỏng còn trị chứng đau họng, νiêm họng, ho có đờm.
18. Cây chè dây
Cây chè dây có công dụng thanh thử nhiệt, giảm viêm, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp; chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng… Người ta thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả đem về rửa sạch cắt chè uống thay nước. Chè dây uống rất dễ chịu.
19. Cây пgải cứu
Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón...
20. Cây xạ đen
Cây xạ đen là một trong những loại thảo dược rất quý. Lá xạ đen có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư. Vì vậy, cây xạ đen còn gọi là cây ung thư.
Về Đông y, cây xạ đen có vị hơi chát và đắng, tính hàn và có những tác dụng: Điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chữa gan nhiễm mỡ làm vàng da, giải độc, tiêu viêm, mụn nhọt trên da, ổn định huyết áp, hoạt huyết, giúp giải tỏa căng thẳng, an thần, tăng sức đề kháng, chữa khối u, trị các bệnh xương khớp, cột sống.