Việc bị đau bụng sau khi quan hệ tình dục không phải là trường hợp hiếm gặp vì nó ảnh hưởng đến một phần lớn phụ nữ ở độ tuổi sinh sản
Làm “chuyện ấy” được cho là mang lại cảm giác tuyệt vời. Nhưng thực tế lại không phải lúc nào cũng như vậy vì nhiều lý do khác nhau. Và một vị trí bạn có thể cảm thấy đau đớn sau khi> quan hệ là ở dạ dày.
Dĩ nhiên, bất kỳ cảm giác đau đớn nào ở dạ dày cũng rất khó chịu, nhưng nó càng thấy bất công hơn khi bạn bị đau đớn sau khi thực hiện một hành động “thú vị”. Đó cũng không phải là một trải nghiệm hiếm gặp, theo Amy Roskin, một bác sĩ phụ khoa đang làm việc tại The Pill Club.
Dưới đây là 13 lý do có thể bác sĩ của bạn đưa ra để giải thích vì sao dạ dày của bạn đau sau khi quan hệ.
Tư thế quan hệ không phù hợp
Khi bệnh nhân gặp Mary Jane Minkin, một bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Yale New Haven, về cơn đau sau khi quan hệ, trước tiên bác sĩ hỏi bệnh nhân về tư thế quan hệ nhiều nhất. Nếu bạn luôn bị đau sau khi quan hệ kiểu thông thường hoặc doggy, đó có thể là do sự thâm nhập quá sâu.
Cách giải quyết: Đầu tiên, hãy thử sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, như Motrin hoặc Tylenol. “Việc uống một hoặc hai viên một giờ trước khi quan hệ có thể rất hữu ích đối với một số >phụ nữ ”, bà cho biết
Ngoài ra, Ja Hyun Shin, bác sĩ sản phụ khoa tại Hệ thống Y tế Montefiore khuyên nên đổi tư thế phù hợp để dành nhiều quyền kiểm soát hơn đối với độ sâu và tần suất thâm nhập.
Bị khô âm đạo
Một số loại thuốc tránh thai (và các loại thuốc khác) có thể gây khô âm đạo. Một liều lượng cao estrogen có thể hữu ích ở đây, theo bác sĩ Minkin.
Và nếu bạn đang tiến gần đến tuổi mãn kinh, bạn có thể đổ lỗi cho điều đó khi gặp phải cảm giác đau.
Phải làm gì: Sử dụng một ít chất bôi trơn. Nếu điều đó không hiệu quả, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn theo toa.
Bị u nang buồng trứng hoặc u nang vùng chậu
Nhiều phụ nữ bị u nang buồng trứng và thường chúng thường xuất hiện nhất sau thời kỳ mãn kinh. Hầu hết là vô hại và biến mất mà không cần điều trị sau vài tháng, nhưng một số có thể tiếp tục phát triển và gây đau.
U nang vùng chậu hơi khác một chút. Bác sĩ Shin cho biết: “Khi mắc bệnh này quan hệ có thể gây đau ở các khu vực khác của xương chậu”, bà cho biết
Phải làm gì: Bác sĩ sẽ siêu âm để chẩn đoán vấn đề, sau đó bạn có thể cần nội soi ổ bụng để loại bỏ u nang.
Thời kỳ kinh nguyệt
Roskin nói : “Mặc dù chuột rút và >đau bụng kinh có thể được cải thiện khi quan hệ tình dục, nhưng sau đó, những triệu chứng này có thể quay trở lại do cơ tử cung co lại và áp lực lên cổ tử cung khi quan hệ tình dục”.
Phải làm gì: Bạn có một số lựa chọn: uống ibuprofen trước khi quan hệ tình dục hoặc chườm nóng sau đó có thể giúp giảm bớt cơn đau bụng và đặc biệt tránh quan hệ nếu cơn đau bụng kinh của bạn đặc biệt dữ dội vào một ngày nhất định.
Bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh viêm nhiễm trong quá khứ
Nhiễm nấm âm đạo do vi khuẩn thường có trong âm đạo hoặc do bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thể lây lan từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Nó thường khiến bạn đau dai dẳng ở vùng âm đạo và vùng chậu. Đôi khi việc này trầm trọng hơn nếu bạn quan hệ.
Phải làm gì: Nếu là nhiễm nấm, bạn chỉ cần uống một đợt thuốc kháng sinh theo toa. Nhưng nếu đó là bệnh viêm vùng chậu trước đó, bác sĩ của bạn có thể cần kê đơn thuốc giảm đau.
Do căng thẳng tâm lý
Bác sĩ Roskin nói: “Đau sau quan hệ có thể do căng thẳng tâm lý hơn là nguyên nhân vật lý. Đôi khi chấn thương tình dục trước đó có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau trong hoặc sau quan hệ tình dục”.
Phải làm gì: Để được trợ giúp trong việc giải quyết những cảm xúc hoặc yếu tố gây căng thẳng liên quan đến tình dục này, Roskin khuyên bạn nên tìm đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để được hướng dẫn.
Bị u xơ tử cung
Khoảng 20-70% phụ nữ sẽ bị u xơ khi họ còn khả năng sinh sản. Mặc dù u xơ là khối u lành tính (không phải ung thư) của tử cung, nhưng chúng “có thể gây đau khi quan hệ tùy thuộc vào kích thước và vị trí của chúng trong tử cung”, bác sĩ Shin nói.
Phải làm gì: Gặp bác sĩ để siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ xương chậu, sau đó thảo luận về các lựa chọn điều trị từ đó.
Bị lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra “khi niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung”, theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ.
Bác sĩ Shin nói, đau vùng chậu trong và sau khi quan hệ tình dục là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này. Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng từ 2-10% phụ nữ và thường mất từ 6 đến 10 năm để được chẩn đoán.
Phải làm gì: Đi đến bệnh viện thăm khám. Để điều trị, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung.
Tử cung bị nghiêng
Bác sĩ Minkin nói: “Ít nhất 30% phụ nữ có tử cung ngả về phía sau, vì vậy điều đó không có gì bất thường. Nhưng nếu tử cung của bạn bị nghiêng do mô sẹo vì nhiễm trùng hoặc lạc nội mạc tử cung, thì “điều đó sẽ rất đau đớn”.
Nhưng nếu nó không bất thường, thì tại sao tử cung bị nghiêng lại gây đau bụng? Minkin giải thích rằng các bác sĩ chưa biết nguyên nhân, nhưng họ nghĩ rằng đó là do vết sẹo gắn các cơ quan này với các cơ quan khác
Phải làm gì: Bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu tử cung của bạn có bị nghiêng tự nhiên hay đó có thể là kết quả của sẹo. Nếu không có sẹo, hãy thử tư thế quan hệ tình dục với sự thâm nhập nông hơn.
Bị nhiễm chlamydia
Một trong những triệu chứng của chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục , là đau bụng dưới và đau khi giao hợp.
Phải làm gì: Bác sĩ Gohar nói: “Nếu bạn nghi ngờ mình có thể đã nhiễm chlamydia, bạn nên liên hệ vớ bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và bắt đầu một quá trình điều trị thích hợp”.
Bị sa tử cung
Sàn chậu của bạn làm rất nhiều để giữ mọi thứ ở đúng vị trí của nó.
Nếu sa tử cung xảy ra, sàn chậu và dây chằng của nó bị kéo căng và không còn có thể nâng đỡ tử cung. Điều này có thể khiến tử cung di chuyển vào khoang âm đạo. Trong khi quan hệ, “cậu nhỏ” có thể tiếp xúc với tử cung, điều này có thể gây đau dạ dày.
Phải làm gì: Nếu chứng sa tử cung không ảnh hưởng đến sự thoải mái và các hoạt động hàng ngày của bạn, bạn có thể không phải điều trị.
Ngoài ra, chuyên gia Purdie nói: “Thường thì tập sàn chậu sẽ rất hữu ích để đào tạo lại và tăng cường sức mạnh cho sàn chậu. Trong trường hợp sa tử cung, một số phụ nữ có thể cần can thiệp phẫu thuật để định vị lại vùng chậu trở lại đúng vị trí của nó”.
Bị đầy hơi và táo bón
Mặc dù đầy hơi và táo bón có xu hướng ít nghiêm trọng hơn nhưng chúng vẫn có thể gây khó chịu sau khi quan hệ tình dục.
Phải làm gì: Điều chính cần chú ý là chế độ ăn uống của bạn. Purdy gợi ý nên chọn những thực phẩm giàu chất xơ và tránh xa những thực phẩm có xu hướng khiến bạn đầy hơi.
Bị nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) ban đầu không gây cảm giác dễ chịu nhưng chúng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn sau khi quan hệ tình dục. Purdy cho biết: “Bệnh viêm vùng chậu (PID) và nhiễm trùng tiểu là những bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh nhiễm trùng này”.
Phải làm gì: Nhiễm trùng tiểu thường có nghĩa là phải đi khám bác sĩ và nên uống nhiều nước, tránh uống rượu, theo Mayo Clinic .