Việc thực hiện động tác kiễng chân thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà nhiều người không ngờ tới.
Ngồi lâu, ít vận động trong thời gian dài đã trở thành hiện tượng phổ biến, nhất là đối với dân văn phòng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như béo phì, trĩ, đau lưng... ảnh hưởng nghiêm trọng đến >sức khỏe.
Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng phải dành thời gian cho việc tập thể dục và tìm một phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân. Đặc biệt, với những đối tượng không có nhiều thời gian để vận động hoặc đến phòng tập thì nên ưu tiên bài tập >kiễng chân. Chỉ cần bỏ ra 15 phút mỗi ngày để thực hiện bài tập này, sức khỏe của bạn sẽ nhận được những điều rất bất ngờ.
Theo Jake Tipane – Cử nhân Sức khỏe Sinh sản tại Đại học California (Mỹ), khi duy trì được thói quen này thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe như sau:
1. Giúp cơ bắp khỏe mạnh, săn chắc
Như đã đề cập, đôi chân được xem như là "trái tim thứ hai" của cơ thể. Cho nên việc thường xuyên kiễng chân có thể phát triển cơ bắp chân, kéo dài cơ gan chân và dây chằng. Về lâu dài sẽ giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn, ít té ngã, tăng sức bền khi đứng lâu, ít đau chân hơn khi chạy và nhảy…
2. Bổ thận khí
Việc ít vận động, ngồi lâu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhất định đến suy thận, bệnh thận mạn tính. Nếu thận yếu, thận khí trong cơ thể không đủ sẽ khiến cơ thể rất dễ trở nên suy nhược và ốm yếu, do đó, những người có bệnh về thận nên chăm chỉ thực hiện kiễng chân để cải thiện tình trạng bệnh.
Bài tập kiễng chân có thể giải tỏa cơ bắp chân ở mức độ nhất định, đồng thời có tác dụng kích thích nhất định đến huyệt tam âm giao dưới lòng bàn chân, giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó giúp ích rất nhiều trong việc bổ thận, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
3. Cải thiện táo bón
Trên thực tế, kiễng chân có thể cải thiện tình trạng táo bón, điều này hoàn toàn hợp lý. Táo bón nguyên nhân chủ yếu là do nhu động ruột chậm lại, chế độ ăn uống không đủ chất xơ. Đi nhón chân có thể thúc đẩy cơ bắp chân co rút, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện cung cấp máu cho đường tiêu hóa, chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng táo bón.
4. Ngăn ngừa đột quỵ, tốt cho tim mạch
Hầu hết các cơn đột quỵ đều là do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi.
Do đó, những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên chú ý kiễng gót chân mỗi ngày để cho quá trình lưu thông máu được đẩy nhanh, các mạch máu được kích thích đồng thời độc tố cũng sẽ được đào thải ra ngoài kịp thời. Bên cạnh đó, kiễng chân cũng giúp kiểm soát áp lực máu và mức độ cholesterol trong cơ thể. Từ đó tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh và ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
5. Cải thiện bệnh trĩ
Sở dĩ kiễng chân có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ chủ yếu là do kiễng chân cần thực hiện động tác hóp bụng và nâng hậu môn, có thể cải thiện quá trình lưu thông máu ở hậu môn, từ đó cải thiện và giảm bớt các triệu chứng của bệnh trĩ.
Lưu ý khi thực hiện bài tập kiễng chân
Để việc tập luyện đem lại đạt hiệu quả tối đa, mọi người nên ghi nhớ những điều sau:
1. Thời gian hợp lý của bài tập là 10 phút
Bạn có thể tập kiễng chân ở bất kì đâu, bất kỳ lúc nào để có được những lợi ích tuyệt vời từ bài tập này. Song đối với người trung niên, người cao tuổi có thể chất kém hơn cần kiểm soát thời gian kiễng mũi chân.
Ban đầu bạn có kéo dài bài tập này trong vòng 5 phút. Sau khi làm quen với cường độ, bạn có thể tăng thời gian lên khoảng 10 phút là hợp lý.
2. Kiễng mũi chân và >kiểm soát hơi thở
Đối với người trung niên và người cao tuổi, khi áp dụng bài tập kiễng mũi chân nên cố gắng phối hợp với nhịp thở. Chỉ bằng cách này, máu mới có thể lưu thông ổn định, chức năng tim phổi cải thiện.
3. Đứng, ngồi xen kẽ với kiễng chân
Đối với người trung niên và cao tuổi, khi lần đầu áp dụng bài tập này có thể sẽ run, nếu không cẩn thận có thể bị ngã.
Vì thế, trong những lần tập đầu tiên, bạn nên tập thích nghi dần. Bạn có thể kiễng chân trong 1 phút và nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy đau trong lần tập đầu bạn có thể giảm mệt mỏi cho chân bằng cách ngồi và đứng xen kẽ.
(Tổng hợp)