Tuy viêm họng hạt phát triển từ viêm họng thông thường, nhưng ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe lớn hơn nhiều so với đau họng.
Viêm họng hạt là căn bệnh khó chữa dứt điểm nhưng nếu chúng ta có thể hiểu rõ về bệnh, chủ động chữa trị cũng có thể cải thiện được không ít.
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là một dạng biến thể của viêm họng, thường được gọi đơn giản là đau họng. Tình trạng này khiến cổ họng ngứa ngáy, xuất hiện những chấm đỏ nhỏ, cản trở việc nuốt khi ăn uống. Đặc biệt, các thể lympo và amidan sẽ phát triển lớn hơn để bảo vệ cổ họng khỏi vi khuẩn, tạo thành các hạt to trong thành họng.
Theo Hiệp hội Osteopathic Mỹ (AOA), viêm họng là một trong những lí do phổ biến nhất khiến bệnh nhân phải nhập viện trong nhiều năm qua. Đa số các trường hợp mắc bệnh xuất hiện vào mùa đông, đó cũng là lí do mọi người nên chú ý bảo vệ >sức khỏe vào thời tiết lạnh giá.
Để điều trị đúng cách căn bệnh này, bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân, thường nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra.
Nguyên nhân gây ra >viêm họng hạt
Viêm họng hạt xuất hiện ở thành sau của họng, nơi dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập nếu không được bảo vệ kĩ càng. Nhiệm vụ bảo vệ thành sau họng thuộc về niêm mạc, nhưng đôi khi chúng bị một lớp chất nhầy bao quanh (thường là do viêm mũi, viêm xoang, ... khiến dịch chảy xuống).
Có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đau họng, chẳng hạn như:
Do các loại bệnh
- Bệnh sởi;
- Suy gan;
- Rối loạn dạ dày;
- Viêm amidan mạn tính;
- Adenovirus;
- Thủy đậu;
- Ho gà;
- Trào ngược dạ dày;
- Liên cầu khuẩn nhóm A;
- Vi rút:
Vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng, cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Vi rút không phản ứng với thuốc kháng sinh, và điều trị bệnh viêm họng hạt do vi rút đơn giản là giảm thiểu các triệu chứng.
- Vi khuẩn:
Viêm họng do vi khuẩn ít gặp hơn, nhưng điều trị dễ dàng hơn nhờ vào thuốc kháng sinh. Ngoài căn bệnh này, vi khuẩn còn có thể dẫn đến viêm họng liên cầu khuẩn.
Do chế độ sinh hoạt
- Thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh cảm lạnh hoặc mủ (những người có công việc chăm sóc sức khỏe);
- Môi trường sống bị ô nhiễm nặng;
- Hút thuốc thụ động hoặc chủ động;
Triệu chứng viêm họng hạt
Thời gian ủ bệnh của tình trạng này thường từ 2-5 ngày. Các triệu chứng xuất hiện sau thời kì ủ bệnh, thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và sức khỏe của người bệnh.
Ngoài những cảm giác khó chịu, đau đớn, khô rát và vướng mắc ở cổ họng, viêm họng hạt còn ảnh hưởng đến những bộ phận khác, gây ra tình trạng:
- Ho có đờm;
- Thành họng đỏ;
- Xuất hiện hạt trắng ở thành sau của họng;
- Hắt xì;
- Sổ mũi;
- Đau đầu;
- Mệt mỏi;
- Nhức mỏi cơ thể;
- Ớn lạnh;
- Sốt.
Cách chữa viêm họng hạt
Chẩn đoán
Chẩn đoán căn bệnh này khá đơn giản, các bác sĩ thường dựa vào chính những triệu chứng đang xuất hiện ở người bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về môi trường sống, chế độ sinh hoạt cũng như tiền sử mắc bệnh.
Các xét nghiệm chất nhầy ở cổ họng cũng sẽ được tiến hành nếu bệnh nghiêm trọng.
Điều trị
Thay đổi lối sống
Bạn hoàn toàn có thể làm giảm triệu chứng của căn bệnh này ngay tại nhà khi áp dụng những biện pháp đơn giản như:
- Súc miệng bằng nước muối;
- Uống thật nhiều nước;
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ;
- Ăn súp ấm;
- Sử dụng máy làm ẩm để tránh cảm giác khô rát ở đường hô hấp và cổ họng;
- Giữ ấm cổ;
- Không hút thuốc;
- Nghỉ ngơi thường xuyên;
- Tránh ăn, uống chung đồ uống với người bệnh;
- Rửa tay thường xuyên;
Sử dụng thuốc
- Thuốc không kê toa để giảm đau hoặc sốt: acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin), aspirin.
- Thuốc xịt đau họng có chứa chất khử trùng: phenol, tinh dầu bạc hà hoặc bạch đàn.
- Thuốc ngậm trị viêm họng si-rô ho
Các loại thuốc làm giảm axit dạ dày, giúp giảm đau họng do trào ngược dạ dày gây ra:
- Thuốc kháng acid: Tums, Rolaids, Maalox, và Mylanta để trung hòa axit dạ dày.
- Thuốc chẹn H2: cimetidin (Tagamet HB), famotidin (Pepcid AC), và ranitidine (Zantac) để giảm sản xuất axit dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): lansoprazole (Prevacid 24) và omeprazole (Prilosec, Zegerid OTC) để ngăn chặn sự sản xuất axit.
- Corticosteroid liều thấp cũng có thể giúp giảm đau họng, mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Viêm họng hạt nên ăn gì?
Thực phẩm luôn là bài thuốc đơn giản nhất để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo. Vậy mắc bệnh viêm họng hạt thì nên ăn gì?
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng sưng viêm. Vitamin tự nhiên, đặc biệt là vitamin C xuất hiện nhiều trong trái cây như xoài, dứa, ổi, cam, táo, măng cụt, ...
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Giúp nâng cao sức khỏe, bảo vệ cơ thể khỏi vi rút gây bệnh. Sò, ngũ cốc, rau chân vịt, nấm, ... là những thực phẩm có hàm lượng kẽm cao.
- Thực phẩm chứa nhiều protein: Protein nổi tiếng với khả năng bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch. Trứng luộc là nguồn cung cấp protein tốt, bên cạnh gan bò, thịt bò, ức gà, ...;
- Thức ăn mềm: Giúp dễ dàng nhai nuốt hơn khi cổ họng bị đau;
Một số loại thực phẩm khác như tỏi, gừng, mật ong, ... cũng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm họng rất tốt.