Amanda Nerstad đã đi đến gặp bác sĩ khi cảm thấy hơi thở có vấn đề và chẩn đoán bệnh đã khiến cô sốc nặng: Cô đã bị ung thư phổi.
Tưởng viêm phổi, người phụ nữ quá sốc khi kết quả chẩn đoán >ung thư phổi giai đoạn cuối
Amanda Nerstad chuyển từ Chicago đến Knoxville, Tennessee khi cô bắt đầu cảm thấy một áp lực kỳ lạ trong lồng ngực. Chia sẻ với Health, cô nghĩ đó đơn giản là sự căng thẳng trong quá trình di chuyển. 2 tuần sau đó, người phụ nữ 39 tuổi bắt đầu ra ngoài chạy bộ và cảm thấy mình "hoàn toàn hết hơi thở. Tôi phải bắt đầu đi bộ và nghĩ rằng điều này thật kỳ lạ". Cô nhận ra đó là một cơn viêm phổi phát sinh, đơn giản là một dạng nhiễm trùng phổi nhẹ và vẫn tiếp tục với việc đi bộ mỗi ngày.
Vào tháng thứ 2, người phụ nữ này đến phòng khám và hỏi xem họ có khả năng chụp X quang hay không, rồi vẫn cứ đinh ninh viêm phổi gây nên chứng khó thở. Chẩn đoán đến ngay sau đó là điều cô chưa bao giờ ngờ tới: Ung thư phổi giai đoạn 4.
Theo bác sĩ chẩn đoán, cô không còn nhiều thời gian nữa, chỉ còn khoảng 2 tuần đến 9 tháng để sống. Nhưng linh cảm từ chuyên gia ung thư của cô đã làm thay đổi mọi thứ. Ông muốn chạy thử nghiệm di truyền, điều mà ông cảm thấy có thể là một "người thay đổi cuộc chơi", Nerstad nhớ lại. Phải mất 10-14 ngày để lấy lại kết quả nhưng có thể thay đổi hoàn toàn kế hoạch điều trị và tiên lượng >sức khỏe của cô ấy.
Sau 14 ngày dài đằng đẵng, kết quả xét nghiệm cho thấy cô mắc ung thư phổi với ALK dương tính, được gây ra bởi một đột biến di truyền cụ thể có thể được điều trị bằng liệu pháp nhắm mục tiêu thay vì hóa trị truyền thống.
Cô bắt đầu một kế hoạch điều trị cá nhân dùng alectinib 2 lần mỗi ngày để >ngăn ngừa ung thư lây lan. Đó là hai năm trước đây. Điều này đã giúp Nerstad (41 tuổi trong hiện tại) >sống khỏe mạnh. 2 tuần đến 9 tháng sống trên cõi đời này đã biến thành hơn 2 năm và mọi thứ vẫn đang diễn ra rất tốt.
Theo bác sĩ chẩn đoán, cô không còn nhiều thời gian nữa, chỉ còn khoảng 2 tuần đến 9 tháng để sống.
Các tác dụng phụ bao gồm đau chân và cơ bắp thường biến mất "khá nhanh chóng mỗi khi tôi thức dậy và di chuyển", mệt mỏi và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nhưng điều này thật không đáng phàn nàn. Thay vào đó, cô rất vui vì có thể quay trở lại một thứ gần với cuộc sống trước khi bị ung thư của mình, tận hưởng thời gian với gia đình và trở lại tập thể dục bình thường.
Điều trị sẽ kéo dài suốt đời, Nerstad cũng biết rằng cô sẽ hình thành khả năng kháng thuốc. Những người bị ung thư phổi dương tính với ALK hầu như luôn phát triển khả năng đề kháng với điều trị. Một bài báo năm 2018 về Ung thư hiện tại đã mô tả tác dụng phụ không may này như là một "sự phát triển không thể tránh khỏi". Lý do tại sao không hoàn toàn được lý giải rõ ràng nhưng có thể là do sự tăng cường đột biến gen hiện tại hoặc đột biến bổ sung.
Điều trị sẽ kéo dài suốt đời, Nerstad cũng biết rằng cô sẽ hình thành khả năng kháng thuốc.
Nhận biết ung thư phổi có khả năng tìm đến bạn từ những dấu hiệu khó lường
Theo GS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tại Việt Nam, ung thư phổi có 21.865 ca mới mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 17,5%, số ca thiệt mạng là 19.559 chiếm tỷ lệ 20,6%.
TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bứu Hưng Việt cho biết, ước tính tại thủ đô Hà Nội trung bình tỷ lệ được chẩn đoán ung thư phổi vào khoảng 40/100.000 dân và ở TP.HCM là khoảng 30/100.000 người.
Ung thư phổi được đánh giá là căn bệnh phổ biến cũng như tỷ lệ người mắc bệnh, số ca chết người ngày một tăng. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu lại rất khó khăn. Hơn 90% bệnh nhân chết chỉ sau một năm phát hiện bởi bệnh không dễ phát hiện ở giai đoạn sớm. Bởi lẽ, ở giai đoạn sớm, những triệu chứng ung thư phổi rất nghèo nàn, bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về đường hô hấp khác.
Ung thư phổi được đánh giá là căn bệnh phổ biến cũng như tỷ lệ người mắc bệnh, số ca chết người ngày một tăng.
Ở giai đoạn cuối, người bị ung thư phổi có những triệu chứng, biểu hiện khá rõ ràng và liên tục. Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi nuốt cảm giác rất khó khăn, đau đớn. Người bệnh có cảm giác khó thở, khàn giọng, ho ra máu, ho thường xuyên và liên tục hơn. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau tức ngực, thở gấp, thở dồn, thở không đều. Biểu hiện về thở có vấn đề là dấu hiệu rõ nhất tiên đoán khả năng bạn bị ung thư phổi, cần được đi khám ngay nếu thấy hơi thở có vấn đề.