Đột quỵ ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa dần, vì vậy việc phòng chống và có hiểu biết đúng về căn bệnh nguy hiểm hơn cả ung thư này là điều rất cấp thiết.
Nhiều người nói rằng ung thư rất nguy hiểm, nhưng có một căn bệnh khủng khiếp hơn rất nhiều đó là các cục máu đông. Chúng ta thường nghe thấy các bệnh như nhồi máu cơ tim cấp tính, nhồi máu phổi, nhồi máu não, nhồi máu thận… Đây đều là những căn bệnh liên quan tới các cục máu đông, dẫn tới đột quỵ, thường có tỷ lệ tử vong cao và ít ai có thể dự đoán trước được.
Theo Hiệp hội huyết học Mỹ, máu đông là một quá trình quan trọng giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều khi mạch máu bị tổn thương. Thông thường, cơ thể sẽ tự làm tan cục máu đông khi vết thương đã lành. Tuy nhiên, đôi khi các cục máu đông sẽ hình thành bên trong cơ thể mà không có vết thương rõ ràng hoặc không tan tự nhiên. Những tình huống này có thể nguy hiểm và cần chẩn đoán chính xác để điều trị thích hợp.
Do vậy, trước khi đi ngủ, bạn cần xác định được bản thân có những triệu chứng bất thường nào không, đề phòng cục máu đông xuất hiện trong lúc ngủ.
Đầu tiên: Nếu bạn cảm thấy đau thắt ngực ở vùng trước tim, đây là dấu hiệu của bệnh đau thắt ngực biến thể, thuộc về bệnh tim mạch vành. Triệu chứng này có nguy cơ gây ra đột quỵ rất cao.
Thứ 2: Thỉnh thoảng bạn cảm thấy mình bị chuột rút trong khi đang ngủ. Lúc này, đừng nghĩ đơn giản là thiếu canxi. Tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra, kịp thời loại bỏ các cục máu đông đang hình thành.
Thứ 3: Khi bạn đang ngủ vào ban đêm thường cảm thấy tay chân có cảm giác tê và ngứa ran không thể tìm ra nguyên nhân. Lúc này bạn nên cảnh giác với các tổn thương do máu đông đang hình thành.
Thứ 4: Trước khi ngủ bạn có cảm thấy mình bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và giấc ngủ thì chập chờn. Đây là các triệu chứng điển hình của các cục máu đông.
Những người có nguy cơ hình thành các cục máu đông
Các yếu tố nguy cơ khác với nguyên nhân hình thành cục máu đông và còn tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên hoặc không tự nhiên. Một số yếu tố nguy cơ chẳng hạn như béo phì sẽ làm chậm lưu lượng máu trong tĩnh mạch, trong khi đó các yếu tố như tuổi tác có thể làm tăng khả năng đông máu tự nhiên trong cơ thể. Thậm chí có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc hình thành các cục máu đông nhanh hơn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông:
- Béo phì
- Thai kì
- Các chuyến đi kéo dài bằng máy bay hoặc xe ô tô
- Hút thuốc
- Thuốc tránh thai
- Bệnh ung thư
- Chấn thương
- Tuổi tác cao
- Tiền sử gia đình bị đột quỵ
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Bệnh tiểu đường.
Các triệu chứng của cục máu đông là gì?
Ngoài việc biết các yếu tố nguy cơ, điều quan trọng là bạn phải nhận thức được các triệu chứng của cục máu đông tùy theo từng vị trí trong cơ thể.
- Tim: Vùng ngực có cảm giác đau hoặc khó chịu, đi kèm với khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt.
- Não: Mặt phờ phạc, tay chân khó cử động, giảm thị lực, đau đầu đột ngột và dữ dội.
- Cánh tay, chân: Tay chân đau đột ngột hoặc từ từ, sưng.
- Phổi: Đau ngực dữ dội, tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi, sốt, ho ra máu.
- Bụng: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy.
Vì các cục máu đông không thể được xử lý kịp thời và có thể gây tử vong bất cứ lúc nào, điều đặc biệt quan trọng là ngăn ngừa cục máu đông và xác định được vị trí nó xuất hiện. Nếu là ban ngày khi bị đột quỵ thì xác suất được phát hiện và cứu sống vẫn cao hơn là vào đan đêm.
Nếu bạn muốn tìm thấy cục máu đông kịp thời, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra khi có triệu chứng xuất hiện. Nếu là người trên 50 tuổi, ngay cả khi không có triệu chứng đặc biệt thì cũng nên kiểm tra mạch máu thường xuyên, để tìm ra tổn thương mạch máu kịp thời.
Ví dụ, sự hình thành cục máu đông dựa trên sự co hẹp mạch máu. Hẹp mạch máu lại là do chế độ ăn nhiều chất béo trong thời gian dài và thiếu tập thể dục, dẫn đến sự lắng đọng các hạt mỡ ở bên trong thành mạch máu, những cục máu đông sẽ sớm hình thành nếu cứ tiếp tục duy trì những thói quen ăn uống có hại cho >sức khỏe như vậy.