Các nhà khoa học tại Trung Quốc cho biết đã thành công chữa khỏi bệnh tiểu đường lần đầu tiên bằng liệu pháp tế bào.

Quỳnh Anh (T/h) 15:10 29/05/2024
Theo báo cáo ngày 30/4 từ nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Trường Chinh Thượng Hải, người đàn ông 59 tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2 trong 25 năm đã ngừng sử dụng insulin hoàn toàn trong 33 tháng.
Bệnh nhân được cấy ghép tế bào lần đầu tiên vào năm 2021 và không dùng thuốc kể từ năm 2022.Phương pháp điều trị thử nghiệm là tạo ra phiên nhân tạo của các tế bào tiểu đảo tụy trong tuyến tuỵ có chức năng sản xuất insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.Trước đó, bệnh nhân đã mất gần như toàn bộ chức năng của các tế bào này, có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm tính mạng và phải tiêm insulin nhiều lần mỗi ngày để tránh hôn mê do tiểu đường.

Tuyến tụy là một cơ quan ở khu vực bụng, có hai chức năng chính đó là chức năng ngoại tiết giúp tiêu hoá và chức năng nội tiết sản xuất insulin - một loại hormone mà cơ thể sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu do rối loạn chức năng tuyến tụy.
Theo Dailymail, cho đến nay, chưa có ai "chữa khỏi" bệnh tiểu đường, nhưng các bác sĩ đã tìm ra cách làm bệnh thuyên giảm. Nhưng điều này đòi hỏi bệnh nhân phải duy trì một chương trình tập luyện và ăn kiêng tương đối nghiêm ngặt để ngăn chặn đường huyết tăng trở lại.Đột phá mới này cho thấy có thể khôi phục khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu một cách tự nhiên của cơ thể mà không cần bệnh nhân thay đổi lối sống.Phương pháp điều trị sử dụng tế bào gốc, là những tế bào không biệt hóa, hay còn gọi là tế bào “trống” có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau mà cơ thể cần.Trong điều kiện thích hợp, tế bào gốc có thể biến thành mô não, cơ, thận hoặc thậm chí là mô tụy.Các nhà nghiên cứu đã biến tế bào gốc thành tế bào tuyến tuỵ. Những tế bào này sản xuất insulin, thông báo cho cơ thể khi nào cần lấy đường từ thực phẩm chúng ta ăn để lấy năng lượng.
 
Ở bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Quá nhiều hoặc quá ít đường trong máu có thể gây tổn thương thần kinh, tổn thương thận, bệnh tim và hơn thế nữa.Các nhà nghiên cứu cho rằng, bằng cách cấy ghép các tế bào mới được nuôi trong phòng thí nghiệm có thể sản xuất insulin, bệnh nhân có thể bắt đầu tự sản xuất insulin trở lại.Đây là những gì các bác sĩ đã quan sát được ở bệnh nhân Trung Quốc.Timothy Kieffer, Giáo sư Khoa học Tế bào và Sinh lý tại Đại học British Columbia (Canada), người không tham gia nghiên cứu, phát biểu trên tờ South China Morning Post: “Tôi nghĩ rằng nghiên cứu này thể hiện một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực liệu pháp tế bào cho bệnh tiểu đường”.Mặc dù phát hiện này rất đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi nó được công nhận rộng rãi. Tiếp theo, các nhà khoa học sẽ phải thử nghiệm liệu pháp này trên nhiều bệnh nhân hơn và tìm cách mở rộng quy mô hoạt động.Hiện tại, việc biến tế bào "trống" thành tế bào tuyến tuỵ vô cùng phức tạp, tốn thời gian và đắt đỏ. Các nhà khoa học sẽ phải làm cho quá trình này trở nên dễ dàng, khả thi với hầu hết mọi người.Có khả năng phương pháp này chỉ có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2. 
Với tiểu đường type 1, đây là dạng rối loạn tự miễn do hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm tuyến tuỵ, phương pháp điều trị này có thể gặp khó khăn vì hệ thống miễn dịch của người bệnh có thể đào thải các tế bào mới, tác giả nghiên cứu cho biết.Dù vậy, đây có thể là một bước tiến quan trọng với hơn 500 triệu bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới và khoảng 7 triệu bệnh nhân ở Việt Nam.Giáo sư Kieffer cho biết, trong tương lai, liệu pháp này có thể "giải phóng bệnh nhân khỏi gánh nặng sử dụng thuốc mãn tính, cải thiện> >sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tiểu đường".
Theo An An/Gia đình mới