Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, suy thận, sỏi thận... đều là những căn bệnh bạn có thể mắc phải nếu thường xuyên có thói quen nhịn tiểu quá lâu.
Vào trời mùa đông rét buốt, rất nhiều người thường có thói quen ngại đi tiểu nhưng lại không hề biết đến hậu quả tai hại do việc nhịn tiểu quá lâu gây ra. Thông thường, bàng quang chỉ có thể chứa tối đa khoảng 420ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước) nên việc nhịn tiểu thường xuyên có thể làm giãn bàng quang. Nếu bạn kìm nén việc "giải toả tự nhiên" này nhiều sẽ khiến bàng quang tích tụ vi khuẩn và có thể kéo theo các bệnh gây hại tới sức khoẻ. Cùng tìm hiểu ngay những tác hại của việc nhịn tiểu quá lâu và sửa đổi thói quen này từ bây giờ luôn nhé!
Viêm bàng quang kẽ
Đây là căn bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Nếu ai mắc phải bệnh viêm bàng quang kẽ sẽ có nhu cầu muốn đi tiểu nhiều hơn, nhưng khối lượng nước tiểu lại nhỏ hơn người bình thường. Bệnh này có thể do các vi khuẩn gây ra và kèm theo các triệu chứng dễ nhận biết như buồn tiểu liên tục, đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, khung xương chậu đau đớn, âm ỉ... Hiện tại, vẫn chưa có cách chữa căn bệnh này và chỉ có một vài phương pháp điều trị nhỏ để làm giảm bớt triệu chứng. Do đó, bạn hãy sửa ngay >thói quen nhịn tiểu quá lâu để cải thiện tình trạng bệnh là tốt nhất.
Mất cảm giác buồn tiểu
Khi bạn nhịn tiểu quá lâu thì bàng quang sẽ theo đó mà căng phồng lên. Chính điều này sẽ làm giảm khả năng nhận biết được khi nào bạn buồn tiểu. Và khi não không nhận thức được lúc nào bạn cần đi tiểu thì còn dẫn đến việc bạn "đái dầm" hay tiểu mọi lúc mọi nơi như một đứa trẻ sơ sinh. Vậy nên, để tránh tình trạng này xảy ra thì bạn cần nhớ đi tiểu ngay khi có nhu cầu nhé.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ảnh hưởng từ đường tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang và lây lan sang đến cả thận thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cao do niệu đạo ngắn hơn. Tuy nhiên, bệnh này nếu xuất hiện ở nam giới thì hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng.
Một vài triệu chứng phổ biến của căn bệnh này có thể kể đến như nước tiểu đục hay có màu máu, có cảm giác nóng rát, sốt nhẹ khi đi tiểu, thường xuyên buồn tiểu... Khi gặp các triệu chứng này thì bạn cần đi kiểm tra sức khoẻ ngay để xem có phải mình đã mắc bệnh liên quan đến thận hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay không.
Sỏi thận
Những tinh thể rắn hình thành trong thận được gọi là sỏi thận, theo thời gian thì chúng sẽ phát triển thành các kích cỡ, hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, bệnh này cũng thường phổ biến ở nam giới hơn. Nguyên nhân hình thành bệnh này là do cơ thể mất cân bằng lượng muối, nước, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu. Nhiều người vẫn không hề biết mình đã mắc bệnh cho đến khi họ đi tiểu. Bởi lúc đi tiểu sẽ thường có cảm giác đau đớn, ra máu và gây buồn nôn. Nếu những viên sỏi thận có kích thước khá nhỏ thì bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc và uống đủ nước ở ngay tại nhà.
Suy thận
Khi mắc phải bệnh suy thận thì đồng nghĩa với việc thận của bạn sẽ không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Nếu thận không được lọc thì mức độ chất thải tích tụ lại trong máu có thể gây ảnh hưởng đến các thành phần hoá học của máu. Nguyên nhân hình thành bệnh này là do nhiễm trùng, bỏng, thận bị tổn thương ở một thời điểm nào đó... Một vài triệu chứng của bệnh suy thận là xuất hiện các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi, hay buồn ngủ... Để điều trị bệnh này thì bạn cần cân bằng được lượng chất lỏng trong máu, đồng thời thải độc tố ra khỏi cơ thể, phục hồi chức năng thận và dùng thuốc khôi phục lại lượng canxi trong máu.