Có vô vàn công dụng mà hải sản mang lại cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn mắc phải những lỗi này khi ăn hải sản có thể khiến cho cơ thể phản ứng ngược đấy.

Yến Nhi (t/h) 17:36 17/11/2022

Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ

Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có khả năng chịu nhiệt cao ít nhất phải hơn 80 độ C Ngoài ra nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược Nói chung khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ. 

Trong thịt cua sống có chứa nang trùng "lungfluke" (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu "gỏi cua" sẽ rất dễ mắc bệnh "đỉa phổi|". Loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật thậm chí gây bại liệt

Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như Mắt thận gan tim tủy sống… còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút.

Ảnh minh họa: Internet

Với hải sản đông lạnh, không nên luộc hấp

Nên hạn chế luộc hay hấp những loại hải sản đã để lâu trên ngăn đá. Khi đã để lâu thì chỉ thích hợp để xào, chiên hơn, bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, không còn hương vị... Ngoài ra, cần làm sạch và khử hết mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt... Khi ăn hải sản nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt và ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho >sức khỏe hơn, ăn lúc còn nóng thì nhiều >dinh dưỡng hơn để nguội.

Vừa ăn hải sản vừa uống bia rượu

Nhiều người thường có thói quen dùng các loại hải sản làm "đồ nhắm" mỗi khi uống bia rượu. Các món ăn chế biến từ loại thực phẩm này cũng thường xuyên xuất hiện trên các bàn tiệc cùng bia, rượu.

Trên thực tế, các loại tôm, cua, cá… khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric. Lượng acid uric dư thừa quá nhiều trong cơ thể chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh gout.

Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe con ngươi.

Do đó, các chuyên gia y tế cảnh báo mọi người không nên ăn hải sản trong lúc uống rượu bia để giảm nguy cơ mắc bệnh gout cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Không nên ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản

Nhiều người thường có thói quen uống trà và ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn. Nhưng việc này không tốt, bởi lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Quá trình này cũng gây ra các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và kết sỏi dẫn đến sỏi thận. Như vậy, tốt nhất chỉ uống trà và ăn trái cây sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.

Ảnh minh họa: Internet

Không ăn hải sản cùng với thực phẩm chứa vitamin C

Một số loại hải sản như tôm, cua, nghêu, sò… đều có chứa hàm lượng lớn asen pentavalent. Bình thường những chất này không gây hại, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C lại trở thành mối nguy đối với sức khỏe.

Bởi khi asen pentavalent kết hợp với hàm lượng vitamin C cao (khoảng hơn 500mg) sẽ tạo thành asen trioxide. Chất độc "khét tiếng" này còn được biết tới với tên gọi "thạch tín".

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng vitamin C hấp thu từ 50 quả táo nhỏ hoặc 30 quả lê, hay 10 quả cam, 3kg rau củ sẽ đủ liều lượng để kết hợp với asen pentavalent tạo thành thạch tín.

Bởi vậy, trong lúc ăn hải sản nên tránh xa hoa quả, cũng cần hạn chế ăn rau dưa để tránh gây hại cho cơ thể.

Ảnh minh họa: Internet
Yến Nhi (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe