Hiện tượng ù tai nếu xảy ra đột ngột và kéo dài thường xuyên thì bạn nên chủ động đi khám ngay để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Tích tụ quá nhiều ráy tai
Nếu ráy tai tích tụ ở vùng tai quá nhiều thì đó có thể chính là nguyên nhân gây cản trở âm thanh đi vào đôi tai của bạn, từ đó khiến bạn gặp phải tình trạng ù tai. Vì vậy, bạn nên chủ động làm sạch ráy tai thường xuyên để tình trạng này biến mất hoàn toàn.
Gặp chấn thương ở vùng đầu
Một trong những nguyên nhân khác gây ra chứng ù tai có thể là do bạn bị gặp chấn thương ở vùng đầu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... Vậy nên, hãy nhớ đeo dụng cụ bảo vệ đôi tai khi chơi thể thao hoặc nếu phải làm việc trong môi trường xây dựng, những nơi có nhiều tiếng ồn để tránh gặp phải tình trạng ù tai.
Gặp vấn đề ở xương quai hàm
Tình trạng ù tai cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang bị rối loạn khớp thái dương hàm, từ đó gây ra hiện tượng đau ở xung quanh vùng khớp xương hàm cùng các cơ lân cận. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải triệu chứng đau mỏi cổ và hai bên vai, đau đầu, cảm giác ong ong trong tai (ù tai), mất thính giác tạm thời, đau lỗ tai, cứng cơ hàm...
Do đó, hãy chủ động đi khám >sức khỏe ngay để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán đúng bệnh và tìm hướng điều trị kịp thời.
Mắc chứng xơ cứng tai
Một dạng rối loạn di truyền khác mà nữ giới có khả năng gặp phải rất cao là chứng xơ cứng tai. Tình trạng này thường gây tổn thương ở vùng bị xơ vữa, nằm trong sụn của xương thái dương. Nếu không chủ động chữa trị từ sớm thì bạn còn có thể gặp phải hiện tượng điếc dẫn truyền hoặc điếc thần kinh giác quan. Thế nên, hãy chủ động đi khám ngay nếu trong gia đình bạn có gen di truyền mắc chứng xơ cứng tai.
Sử dụng thuốc quá liều
Các loại thuốc như kháng sinh, aspirin liều cao, hoặc thuốc chống trầm cảm... cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai và suy giảm thính lực nếu bạn sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn ngưng dùng các loại thuốc này thì tình trạng ù tai sẽ dần biến mất hoàn toàn.