Phải tập thể dục khi nào thì ngủ mới ngon? Đây chắc chắn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.
Đại dịch COVID - 19 kéo dài, số người đang trải qua cuộc sống hàng ngày thất thường đã tăng lên. Đặc biệt, người ta thường cho rằng thời gian ngủ không đều đặn và chất lượng giấc ngủ ngày càng giảm sút. Họ phàn nàn về việc ổn định trở lại và đặt rất nhiều câu hỏi về giấc ngủ. Về vấn đề này, Health Kyunghyang dự định mang đến cho độc giả những nhận thức chung về giấc ngủ và cách quản lý giấc ngủ đúng đắn thông qua một mẫu tin kế hoạch nêu ra nhiều câu hỏi khác nhau về giấc ngủ.
Giấc ngủ và tập thể dục được coi là cốt lõi của việc quản lý >sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo lắng vì không dễ bắt được cả hai “con thỏ” này khi thói quen sinh hoạt trở nên bất thường hậu COVID-19. Đặc biệt, những người bị mất ngủ tự hỏi liệu có bài tập thể dục nào có thể giúp họ dễ ngủ. Thời gian và các kiểu vận động có thực sự tác động đến giấc ngủ không?
Đầu tiên, có sự bất đồng ý kiến trong giới học thuật. Nguyên do là vì nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về 'ảnh hưởng của thời gian và cường độ tập thể dục đối với giấc ngủ', nhưng điều này thay đổi dựa trên loại hình Chrono của cá nhân (một chỉ số được xác định bằng cách phân loại các mô hình hoạt động khác nhau theo mỗi người (kiểu sáng, trưa, tối, v.v.) và tuổi tác và bệnh nền.
Ví dụ, bài tập thể dục buổi sáng dành cho những người thuộc tuýp người buổi sáng, bài tập thể dục buổi chiều hoặc buổi tối dành cho những người thuộc tuýp người buổi tối sẽ phù hợp thoải mái hơn và có thể giúp dễ ngủ. Ngoài ra, việc tập thể dục vào sáng sớm hay tối khuya cũng không được khuyến khích đối với người cao tuổi hoặc những người mắc các bệnh nền như tim mạch và não.
Trước hết, ý kiến được thống nhất cho đến nay là không phân biệt tuổi tác hay giới tính, tập thể dục nhịp điệu thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày (được khuyến cáo ít nhất 1 tiếng và cường độ mạnh hơn đi bộ nhanh để đổ mồ hôi) sẽ giúp tạo ra và duy trì giấc ngủ ngon và chất lượng.
Lời khuyên từ Giáo sư Joo Eun-yeon thuộc Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Samsung ở Seoul: “Nếu bạn không ngủ được hoặc thường hay thức giấc ngay cả đi bộ một tiếng mỗi ngày, bạn có thể cân nhắc thêm các bài tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như đạp xe và tăng cường độ vận động hơn chỉ đi bộ. "
Tuy nhiên, nên tránh các bài tập quá sức. Giáo sư Joo Eun-yeon cho biết “Các bài tập thể dục cường độ cao sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm và làm tăng nhiệt độ cơ thể bên trong, nhưng ở trạng thái này, rất khó để chìm vào giấc ngủ ngay lập tức”. Ông nhấn mạnh: “Nếu muốn hạ nhiệt và trấn tĩnh lại cơ thể thì bạn phải ngừng các bài tập cường độ cao trước 90 phút khi đi ngủ vì sẽ mất ít nhất một tiếng". Ông nói thêm: “Đặc biệt nếu bạn bị mất ngủ, bạn cần nhiều thời gian để thư giãn thả lỏng hơn, vì vậy nên ngưng tập trước 4 tiếng trước khi đi ngủ”.
Mặt khác, theo thói quen khi ngủ phổ biến, nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ sau khi nằm (thường hơn 15 phút), tốt nhất bạn nên ra khỏi giường và thực hiện một số bài thể dục. Tập thể dục lúc này có ổn không?
Giáo sư Joo Eun-yeon cho biết: "Tất nhiên, bạn có thể tập thể dục, nhưng tôi thực sự không khuyến khích. Đặc biệt, những bệnh nhân bị mất ngủ có khả năng cao không tập thể dục ngay cả khi họ được khuyến khích vì họ thường cảm thấy mệt mỏi và đau nhức trước khi đi ngủ". Nếu bạn muốn tập thể dục, vận động co giãn nhẹ nhàng dưới ánh sáng tối (ánh sáng đỏ dưới 50 lux) là thích hợp.