Một nghiên cứu mới đã được công bố chỉ ra thói quen ngủ bật đèn sáng cả đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Theo một bài báo đăng trên bản báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) của nhóm nghiên cứu từ Đại học Northwestern và Trường Đại học Y Harvard cho thấy não bộ vẫn sẽ cảm nhận được khi có ánh sáng xuất hiện trong lúc đang ngủ và tác động đến khả năng kiểm soát glucose.
Trước đó, một nhóm nghiên cứu chung gồm Trường Đại học Y Northwestern, Bệnh viện Phụ nữ Brigham và Đại học Harvard ở Hoa Kỳ đã tạo ra hai loại ánh sáng trong nhà là 'ánh sáng có độ sáng trung bình' và 'ánh sáng mờ', và thử nghiệm trên đối tượng 20 người đàn ông và phụ nữ trưởng thành, nhóm nghiên cứu cho họ ngủ qua đêm để xem có gì thay đổi xảy ra.
Đối với 'ánh sáng có độ sáng trung bình', lượng electron là 100 lux, là độ sáng của đèn huỳnh quang tiêu chuẩn, còn đối với 'ánh sáng mờ' là 3 lux, sáng hơn một chút so với ánh trăng.
Nghiên cứu cho thấy những người ngủ trong ánh sáng trung bình có nhịp tim, lượng đường trong máu và đề kháng insulin tăng cao hơn so với những người ngủ trong ánh sáng mờ.
Insulin là một loại hormone điều hòa lượng đường trong máu, nếu sức đề kháng tăng lên, glucose trong máu sẽ không thể được dùng để tạo ra năng lượng mà nó sẽ tích tụ trong cơ thể, và có thể dẫn đến tình trạng béo phì.
Những người ngủ trong ánh sáng mờ có đề kháng insulin thấp hơn tới 4% so với những người ngủ ở nơi có độ sáng trung bình.
Ivy Mason thuộc Trường Y Đại học Northwestern, người thực hiện quá trình nghiên cứu cảnh báo rằng: "Nếu ngủ khi vẫn còn để đèn sáng, dù chỉ một đêm thôi cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường."
Không có sự khác biệt về chất lượng giấc ngủ trong quá trình nghiên cứu, nhưng người ta cũng khẳng định rằng tỷ lệ giấc ngủ REM càng thấp hơn đối với những người ngủ với ánh sáng trung bình.
Vào ban đêm, hoạt động của tim cũng nên giảm so với ban ngày, nhưng nếu đèn được bật sáng trong lúc ngủ thì hệ thần kinh tự chủ được kích hoạt và nhịp tim sẽ bị duy trì ở mức cao.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Tình trạng tim đập nhanh khi ngủ trong điều kiện có ánh sáng tác động có nghĩa là tiếp xúc với ánh sáng sẽ làm bộc phát phản ứng hưng phấn của hệ thần kinh giao cảm và kích thích hoạt động của tim”. Họ nhấn mạnh thêm: “Việc giảm tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm trong giấc ngủ có thể giúp ích cho >sức khỏe và tim mạch.”
Trong khi đó, một nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2017 cũng cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não bộ. Theo nghiên cứu báo cáo rằng nó đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng của thùy trán dưới, dẫn đến các hiện tượng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như suy giảm trí nhớ khi làm việc.
Ngoài ra, thói quen trên cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng không tốt đến cả tim mạch, sức khỏe và đồng hồ sinh học (là quá trình tự nhiên điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức dậy).