Đừng coi thường khoảng thời gian quý giá trước khi đi ngủ, đó là khoảng thời gian vàng để giữ gìn sức khỏe của người trường thọ. Nếu bạn cũng sở hữu những thói quen sau thì xin chúc mừng.
- Khảo sát 1.000 người trăm tuổi: Điểm chung của trường thọ không phải thể thao mà là 2 điểm này
- Uống 1 cốc nước ấm cộng thêm thứ này mỗi khi thức dậy: Sau 1 năm, cơ thể có thay đổi thế nào?
"3 dưới giường" của người trường thọ
Luyện thở bụng: Mở rộng dung tích phổi
Thở bằng bụng có thể mở rộng dung tích phổi, cải thiện chức năng tim và phổi, chức năng lá lách và dạ dày, thúc đẩy tiết mật, làm dịu thần kinh và cải thiện trí thông minh, đồng thời giải tỏa căng thẳng.
Phương pháp luyện tập cụ thể như sau: Lấy tư thế đứng, tay trái phải lần lượt đặt lên bụng và ngực; khi hít vào dùng mũi hít vào, cố gắng nâng bụng lên; lặp lại 7 đến 8 lần mỗi phút, 10 đến 20 phút mỗi lần tập.
Uống nước ấm trước khi đi ngủ: Giảm nhồi máu cơ tim
Mọi người sẽ đổ mồ hôi khi ngủ, dẫn đến độ nhớt của máu tăng lên. Uống một ly nước trước khi đi ngủ có thể làm loãng độ nhớt của máu, giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe đột ngột như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, huyết khối não. Đối với bệnh nhân tiểu đường, nó cũng có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước để tránh khó ngủ, đi tiểu đêm, giấc ngủ bị gián đoạn.
Chải đầu trước khi đi ngủ: Ngừa đột quỵ
Răng lược khi ma sát với da đầu, bắt đầu từ trán chải ngược về phía chẩm, mỗi lần chải 5 phút, sẽ có hiệu quả không ngờ. Thói quen này có thể kích thích hiệu quả các huyệt đạo trên đầu, đả thông khí huyết, cải thiện quá trình lưu thông máu ở đầu, ngăn ngừa đột quỵ xảy ra.
"4 trên giường" giúp cải thiện sức khỏe
Tập đạp xe trước khi đi ngủ: Cải thiện lưu thông máu
Có rất nhiều kinh mạch chạy qua chân nên việc tập luyện phần chân trước khi đi ngủ có thể kích thích khí huyết lưu thông trong các kinh mạch, giúp điều hòa âm dương, thúc đẩy giấc ngủ.
Ngoài ra, tập luyện với cường độ nhẹ nhàng có thể cải thiện lưu thông máu của toàn bộ cơ thể, kéo căng các cơ và dây chằng ở chân và đầu gối, loại bỏ sự mệt mỏi ở chân, giúp cho toàn bộ cơ thể thư giãn và thoải mái.
Vỗ lưng trước khi đi ngủ: Thư giãn, giảm mệt mỏi
Muốn thư giãn trước khi đi ngủ, hãy dùng tay vỗ hoặc day mạnh vào lưng. Động tác này sẽ kích thích các mô và huyệt đạo ở lưng, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ và thậm chí toàn thân, có lợi hơn cho việc thư giãn cơ bắp, giảm mệt mỏi, ổn định cảm xúc và thúc đẩy giấc ngủ. Nên thực hiện trong khoảng 10-20 phút mỗi lần.
Xoa bụng dưới trước khi đi ngủ: Thúc đẩy tiêu hóa, giảm táo bón
Trước khi đi ngủ, nằm thư giãn trên giường, lấy lòng bàn tay xoa bụng ngược chiều kim đồng hồ, mỗi lần 50-100 cái. Bạn nên massage nhẹ nhàng và không dùng lực quá mạnh. Thực tiễn đã chứng minh rằng nếu bạn kiên trì xoa bụng trước khi đi ngủ, sức khỏe hệ tiêu hóa sẽ tăng cường, hỗ trợ quá trình bài tiết thuận lợi hơn, giảm táo bón trông thấy.
Vỗ bắp chân trước khi đi ngủ: Ngăn ngừa chuột rút ở chân
Vỗ nhẹ bắp chân trước khi đi ngủ có thể làm giãn cơ, làm ấm cơ bắp, ngăn ngừa chuột rút ở chân hiệu quả. Bạn nên nằm trên giường, nâng cao bắp chân, xoa hai tay cho nóng rồi vỗ nhẹ hai bên bắp chân từ đầu gối đến mắt cá chân. Vỗ nhẹ từng chân trong vài phút cho đến khi cảm thấy chân ấm/nóng lên.
Thiền trước khi ngủ cũng là một thói quen trường thọ phổ biến
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ bước vào trạng thái "sẵn sàng chiến đấu". Tình trạng này càng kéo dài, não bộ và cơ thể càng trở nên mệt mỏi, dẫn tới suy giảm đáng kể về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Do đó, việc làm dịu hệ thần kinh sau một ngày dài làm việc là điều quan trọng.
Thiền rất hữu ích vì hoạt động này giúp cân bằng hệ thần kinh giao cảm, gây nên phản ứng kích thích, giúp kiểm soát quá trình nghỉ ngơi và tiêu hóa.
Từ lâu, các chuyên gia đã nghiên cứu về lợi ích của thiền đối với giấc ngủ. Nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine vào năm 2015 cho thấy phương pháp này góp phần giúp điều trị rối loạn về giấc ngủ. Sau khi tập thiền, những người trưởng thành mắc chứng khó ngủ mãn tính nhận thấy các vấn đề như mất ngủ, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi giảm đáng kể.
Quá trình hít thở trong khi thiền đóng vai trò quan trọng. Việc thở sâu, chậm, đều đặn sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị nối liền với hệ limbic, nơi kiểm soát cảm xúc của con người, trong bộ não. Nó có tác dụng như gửi tín hiệu an toàn tới não bộ, giúp cơ thể bước ra khỏi trạng thái căng thẳng. Nhờ vậy, khi tập thiền, chúng ta có thể loại bỏ hầu hết suy nghĩ gây căng thẳng và chính điều này giúp bạn thư giãn, giải tỏa tâm trạng hiệu quả hơn.
Đồng thời, thông qua thở bụng, hơi thở sâu, chậm và đều đặn vào bụng sẽ kích hoạt dây thần kinh phế vị, dây thần kinh này đi đến phần rìa não, nơi cảnh báo về các mối đe dọa nguy hiểm. Điều này có nghĩa là bằng cách hít thở sâu, bạn đang gửi thông điệp đến não bộ về cảm giác an toàn và đã đến thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi hoàn toàn, lấy lại năng lượng sau một ngày dài mệt nhọc.
*Nguồn: Aboluowang, Live Strong