Hãy nhìn xuống đôi chân mình và xem liệu nó có đang cảnh báo bạn những vấn đề về sức khỏe hay không.
Mặc dù không phải quá phổ biến nhưng đôi bàn chân của chúng ta cũng có thể "công cụ" được nhìn vào để tìm ra những manh mối cảnh báo vấn đề về >sức khỏe.
1. Bong tróc da chân
Đây có thể là biểu hiện của hội chứng "Chân của vận động viên" (Athlete’s foot) - bệnh viêm da ảnh hưởng đến phần chân và da ở giữa các ngón chân. Nó thường xuất hiện màu đỏ, bong vảy và có thể có mụn nước nhỏ. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kì ai cho dù có phải là vận động viên hay không.
Bệnh này thường do nhiễm nấm truyền nhiễm gọi là "nấm da" mà mọi người có thể nhận được từ việc đi chân đất ở những nơi công cộng như phòng tập thể dục, hồ bơi công cộng, phòng tắm công cộng hay tiệm làm móng...
Hội chứng này có thể được chữa khỏi rất dễ dàng bằng cách sử dụng các loại kem chống nấm. Tuy nhiên, nếu bạn cũng bị bệnh tiểu đường hoặc hệ miễn dịch yếu, bạn nên đi khám bác sĩ.
2. Móng chân dùi trống
Sự thay đổi hình dạng của móng tay có thể là kết quả của một bệnh lý tiềm ẩn. Những thay đổi này có thể bao gồm tăng độ tròn của móng, móng bị uốn xuống dưới, mềm hơn hoặc các đầu ngón tay hoặc ngón chân tách nhau ra, kèm theo một số vết đỏ.
Biểu hiện này có thể có liên quan đến một số bệnh về phổi và hệ thống hô hấp như ung thư phổi, xơ nang, xơ hóa phổi, giãn phế quản hoặc bệnh phổi do tiếp xúc nhiều với amiăng. Nó cũng có thể là triệu chứng của các bệnh và rối loạn khác nhau như các loại ung thư, dị tật tim, tuyến giáp hoạt động quá mức, viêm trong ruột và bệnh gan.
Bạn nên đặt hẹn với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kì dấu hiệu nào của tình trạng này ở chân hoặc móng chân, Chẩn đoán sớm có thể dẫn đến điều trị hiệu quả hơn.
3. Các ngón chân thay đổi màu sắc
Những ngón chân thay đổi màu sắc là một trong những cảnh báo của bệnh Raynaud. Bệnh Raynaud là một tình trạng khiến cho các chi trên cơ thể như ngón tay và ngón chân của bạn thay đổi màu sắc và cảm thấy tê và lạnh khi phản ứng với nhiệt độ hoặc căng thẳng. Điều này xảy ra vì các động mạch nhỏ phân phối máu đến da bị hẹp lại, hạn chế lưu thông máu đến các khu vực bị ảnh hưởng.
Khi bị bệnh này, các khu vực bị ảnh hưởng của làn da của bạn thường chuyển sang màu trắng. Sau đó, chúng có thể chuyển sang màu xanh và cảm thấy lạnh, tê liệt. Khi người bệnh được sưởi ấm lên và tuần hoàn được cải thiện, thì vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu đỏ với một số sưng và ngứa.
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có tiền sử bệnh Raynaud trong gia đình và nhận thấy đau hoặc nhiễm trùng ở ngón tay hoặc ngón chân.
4. Lòng bàn chân đỏ và đau
Nếu bạn nhận thấy lòng bàn chân trở nên đỏ hơn, đau đớn và đôi khi thậm chí tê liệt, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi một cục máu đông vỡ ra trong máu và ngăn chặn một trong các mạch máu trong phổi. Nó có thể gây đau và sưng ở chân và có thể dẫn đến các biến chứng như thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng nếu không chữa trị.
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi, nhưng nếu bạn có tiền sử gia đình với bệnh này và có lối sống không lành mạnh thì có thể sẽ kích hoạt bệnh phát triển sớm hơn. Ví dụ, những người hút thuốc, những người thừa cân, những người đã bị thương và gãy xương, người dùng ngừa thai - hoặc thậm chí những người vẫn ngồi trong thời gian dài - có thể bị bệnh.
Tuy nhiên, theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Anh, các triệu chứng chỉ xảy ra ở khoảng một nửa số người mắc bệnh này, vì vậy, bất kì ai cũng phải hết sức chú ý nếu có biểu hiện:
- Sưng ở chân, chân hoặc mắt cá chân
- Đau do chuột rút ở vùng bị ảnh hưởng
- Da ấm hơn ở những vùng bị nhiễm
- Da trên vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu đỏ hoặc xanh lam
Nếu bạn tin rằng bạn đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh nó phát triển trạng nghiêm trọng hơn, dẫn đến thuyên tắc phổi khiến bạn khó thở.
5. Chân bị biến dạng
Nếu bạn thấy mình bị đau đột ngột và nghiêm trọng ở hai bên ngón chân, cũng như các ngón chân bắt đầu biến dạng chậm theo thời gian, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh gút. Khi bạn bị bệnh gút, nồng độ acid uric trong cơ thể bạn cao hơn bình thường, nó tích tụ quanh các khớp và hình thành các tinh thể uric.
Một trong những tác nhân gây bệnh gút phổ biến nhất là mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, nó làm tăng lượng acid uric mà nó tạo ra và sau đó dẫn đến tăng acid uric máu. Ở những người khỏe mạnh, acid uric chảy qua gan, vào máu, nơi nó được đào thải qua nước tiểu, hoặc đi qua ruột để điều chỉnh mức độ. Khi bạn bị mất nước, thận không hoạt động bình thường và axit uric không được loại bỏ khỏi máu thông qua sự bài tiết, và nó bắt đầu hình thành xung quanh các khớp, đặc biệt là ở bàn chân.
Nếu tình trạng này không được điều trị, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho khớp xương của bạn. Vì vậy, nếu bạn tin rằng bạn đang bị bệnh gút, điều quan trọng là phải đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay lập tức để ngăn chặn thêm các vấn đề phát triển.