Thấy móng chân tím đen như quả mận là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe mà bạn không nên xem thường
Khi nhận thấy móng chân xuất hiện những vệt tím đen bất thường thì nhiều người lại vô tư bỏ qua mà không nghĩ rằng, đây là một dấu hiệu cảnh báo những vấn đề >sức khỏe đang âm thầm phát triển trong cơ thể bạn. Và dưới đây là một số nguyên nhân sức khỏe gây ra tình trạng này mà bạn tuyệt đối không nên xem thường.
Ngón chân bị tổn thương liên tục
Nếu bạn là một người thích chạy bộ hay thường xuyên tập những môn thể thao đòi hỏi phải đặt nhiều áp lực lên ngón chân thì vô tình nó sẽ gây ra hiện tượng cục máu đông, từ đó khiến móng chân đổi màu sẫm hơn.
Bên cạnh đó, việc chọn mua những đôi giày không vừa với kích cỡ chân của mình cũng làm cho tình trạng này càng thêm trầm trọng. Trường hợp nhẹ thì bạn chỉ cần tự xử lý bằng cách giảm bớt các áp lực lên đôi chân của mình. Tuy nhiên, nếu thấy móng chân còn bị bật ra thì cần đi khám ngay để biết cách xử lý đúng nhất.
Tụ máu dưới móng
Vô tình nếu bạn làm rơi một đồ vật nặng xuống đôi chân của mình mà không xử lý ngay vết máu bầm ở ngón chân thì máu sẽ tụ dưới móng chân, từ đó là nguyên nhân gây đổi màu móng chân.
Nhiễm nấm móng
Vào những ngày mưa gió, khi trở về nhà mà bạn không vệ sinh đôi chân kỹ càng thì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm sinh trưởng dưới móng, đồng thời khiến móng đổi màu đen và bốc mùi khó ngửi. Do vậy, bạn cần chú ý vệ sinh vùng da chân hàng ngày để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào móng chân.
Ung thư da
Có một số loại tế bào ung thư da thường phát triển bất thường và chậm chạp dưới móng chân, từ đó khiến phần móng bị đổi màu. Tại Mỹ, các chuyên gia y khoa tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering cho rằng, nếu phát hiện móng chân đổi màu mà không phải do chấn thương gây ra thì bạn nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa ngay. Bệnh ung thư da ác tính được liệt vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể điều trị nếu phát hiện ra sớm.
Mất cân bằng hormone
Chính sự thay đổi hormone cũng có thể làm gia tăng số lượng tế bào sắc tố melanin ở một số bộ phận cơ thể, trong đó bao gồm cả phần da dưới móng chân, từ đó khiến nó trở nên sẫm màu. Thường thì sự đổi màu này có thể diễn ra ở cả 2 bên ngón chân hoặc ngón tay, và chúng cũng sở hữu màu sắc tương tự nhau.