Thịt luộc chín có màu đỏ bên trong do liên quan tới chất globin có ở thịt nạc. Một miếng thịt màu đỏ, hồng, tái hoặc xám thường có nguyên nhân từ cách luộc thịt.

Tuệ Anh (TH) 09:48 09/11/2023

Theo thông tin từ VTC News, lý giải về thắc mắc "miếng thịt luộc chín mà vẫn giữ nguyên màu đỏ có phải đo nó chứa chất độc hại cho cơ thể?", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ Sinh học và Thực phẩm cho rằng, miếng thịt luộc chín thái ra vẫn đỏ hay hồng là bình thường. "Không có chuyện màu sắc của miếng thịt khẳng định sự tồn dư các chất sử dụng trong chăn nuôi", ông nói.

Thịt luộc chín có màu đỏ bên trong do liên quan tới chất globin có ở thịt nạc. Một miếng thịt màu đỏ, hồng, tái hoặc xám thường có nguyên nhân từ cách luộc thịt.

Nếu >luộc thịt bằng nước lạnh cho tới khi sôi và chín, miếng thịt sẽ được chín từ từ, không có hiện tượng globin di chuyển vào trung tâm miếng thịt. Khi đó cắt miếng thịt sẽ có màu tái như nhau.

Ảnh minh họa: Internet

Khi luộc thịt bằng nước đã nấu sôi thịt sẽ chín ở bền mặt thịt ngay. Điều này dẫn đến hiện tượng globin có xu hướng chuyển dịch từ bên ngoài miếng thịt vào trung tâm của miếng thịt.

“Miếng thịt đó càng dày, globin sẽ đọng càng nhiều ở trung tâm của miếng thịt. Cắt miếng thịt ra bên ngoài sẽ có màu tái còn bên trọng màu hồng hoặc đỏ”, PGS Thịnh lý giải.

Theo vị chuyên gia, nhiều người bán hàng đã dùng cách này để luộc thịt gà, luộc giò tạo ra màu đẹp mắt. Đây là hiện tượng bình thường của thịt khi đưa vào môi trường nóng đột ngột.

Dẫn tin từ Sức khỏe Đời sống, để có miếng thịt thơm ngon, khi mua thịt về trước tiên hãy rửa bằng nước sạch nhiều lần. Sau đó có thể dùng muối xát vào miếng thịt, hoặc rửa nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước sạch.

Ngoài ra, có thể ngâm thịt hoặc xương trong nước vo gạo khoảng 1giờ. Cách này rất hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt xương sườn, máu thừa ở thịt và mỡ xương, vừa giảm mùi tanh giúp cho món ăn thêm phần thơm ngon.

Hoặc có thể cho xương hoặc thịt vào bát nước có pha chút giấm trắng, ngâm trong khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa sạch, để ráo nước rồi chế biến. Giấm có tác dụng làm mềm thịt, loại bỏ máu thừa trong thịt.

Ảnh minh họa: Internet

Nhiều người có thói quen luộc thịt bằng nước lạnh, nhưng cũng không ít người lại luộc thịt bằng nước nóng. Vậy đâu là phương pháp chế biến ngon và có lợi cho >sức khỏe?

Thịt luộc bằng nước sôi sẽ ngọt hơn thịt luộc bằng nước lạnh. Bởi thịt giữ được chất >dinh dưỡng, không bị phân hủy do đun sôi quá lâu. Thịt luộc bằng nước lạnh tuy miếng thịt không ngon bằng nhưng nước luộc thịt lại ngọt, đậm đà vì chất dinh dưỡng đã tiết ra nước. Có thể tận dụng để nấu canh.

Vì vậy, tùy vào nhu cầu để chọn luộc thịt theo cách nào. Trong quá trình chế biến, nếu thấy có hiện tượng nổi bọt, váng nên dùng thìa để hớt bỏ đi.

Để thịt thơm ngon, tránh mùi hôi, có thể cho thêm củ hành khô nướng thơm hoặc một chút sả… khi chế biến.

 

Tuệ Anh (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe