Nhắc tới nhiệt miệng, nhiều người thường nghĩ nguyên nhân là ăn đồ cay nóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu vết loét cứ tái diễn liên tục không hết, bạn cần chú ý đến căn bệnh ung thư này.
Nhiệt miệng là một căn bệnh gây viêm loét xuất hiện bên trong khoang miệng. Nó thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ và được cho là bệnh nhẹ. Hầu hết các ca nhiệt miệng đều không nguy hiểm nhưng nó lại gây nhiều bất tiện khi ăn uống.
Trong một số trường hợp, khi nhiệt miệng tái diễn liên tục không hết, đó có thể là dấu hiệu của ung thư. Chính vì vậy, cần biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh để có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng.
Việc sử dụng răng giả kém chất lượng hay thói quen xấu như thích cắn môi hoặc vô tình cắn phải môi trong khi nhai thức ăn sẽ tạo ra một vết thương bên trong miệng. Từ đó vết thương này có thể bị nhiễm khuẩn và dẫn tới nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có thể do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm. Trong số đó, virus Herpes môi (mụn rộp ở môi) phổ biến nhất. Nếu là người từng bị nhiễm virus Herpes simplex, virus này vẫn sẽ còn ẩn trong các hạch của cơ thể. Khi khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm (chẳng hạn như khi bị cảm lạnh), nó sẽ chờ cơ hội tấn công lại.
Nếu bị nhiễm vi khuẩn, vết loét thường xuất hiện ở khóe miệng và sẽ lành trong khoảng từ 1-2 tuần.
Trong khi đó, nếu nguyên nhân nhiệt miệng là do nhiễm nấm, thường là nấm Candida thì sẽ tốn thời gian rất lâu để chữa trị. Thông thường những người dễ bị nhiễm nấm nhất là người đang có hệ miễn dịch kém do bị tiểu đường, xơ gan, ung thư...
Loét miệng tái phát hay còn được gọi là "tưa miệng", "viêm miệng áp tơ", vết loét thường xuất hiện 2 bên má, môi, sàn miệng và lưỡi. Hầu hết những người bị bệnh thường liên quan đến căng thẳng, thức khuya, thay đổi nội tiết tố trước khi có kinh nguyệt ở phụ nữ. Thời gian bị nhiệt miệng thường kéo dài từu 1-2 tuần.
Một số người bị nhiệt miệng nhạy cảm với các tác động vật lý, vết loét miệng dễ xảy ra sau khi ăn các chất thay thế đường, lúa mì hoặc thực phẩm gluten. Ngoài ra, bệnh nhân bị thiếu vitamin C, B12 hoặc thiếu máu cũng có thể gây ra loét miệng.
Nếu người bệnh bị nhiệt miệng từ 2-3 tuần không khỏi, hãy nghĩ ngay đến trường hợp bị ung thư biểu mô tế bào vảy giai đoạn khởi phát. Do khối u tăng trưởng ngày càng nhiều sẽ dẫn tới việc lưu thông máu bị cản trở, gây ra hoại tử và cuối cùng xuất hiện những vết loét trong miệng.
Theo trang Smile Pharmacist Network, để chữa trị dứt điểm chứng nhiệt miệng, nhất định cần biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra vết loét. Trong một số trường hợp nếu tự ý chữa vết loét không đúng với nguyên nhân gây ra chúng, điều này chỉ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Mặc dù có hàng trăm loại thuốc trên thị trường để điều trị nhiệt miệng, nhưng bạn nên xem kỹ thành phần thuốc và đặc biệt cần tránh mua thuốc thuộc 4 loại sau:
Steroid có tác dụng làm chậm hoặc ngừng khởi phát quá trình viêm của hệ miễn dịch trong niêm mạc miệng. Các sản phẩm thương mại có sẵn thường được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc miếng dán để tăng độ bám dính. Điều này giúp kem không bị nước bọt cuốn trôi và có thể phủ đều lên vết thương để tạo thành lớp màng bảo vệ.
Chú ý: Steroid có thể làm giảm miễn dịch niêm mạc miệng, vì vậy chúng không nên được sử dụng cho nhiệt miệng do nhiễm khuẩn.
Loại thuốc này có chức năng chống viêm, giảm đau, hạ sốt, giúp tái tạo mô ở vết loét nhanh lành. Khi bôi vào vết thương có thể gây khó chịu nhưng giúp loại bỏ cơn đau nhanh. Ngoài ra, chất policresulen (có trong thuốc sát trùng và cầm máu), mặc dù nó có thể làm đông mô bệnh và dễ dàng loại bỏ chúng nhưng sẽ đi kèm với cảm giác ngứa ran khi sử dụng.
Một chất chống viêm và giảm đau không steroid khác là Carbenoxolone, có chiết xuất từ cam thảo. Cơ chế của nó tương tự như steroid nhưng không mạnh bằng. Việc sử dụng loại sản phẩm này sẽ gây khó chịu hơn, nhưng vết loét sẽ phục hồi nhanh chóng.
Chú ý: Độ axit cao của policresulen có thể gây tổn thương men răng. Ngoài ra, hãy chắc chắn súc miệng kỹ sau khi sử dụng.
Những loại thuốc này không chứa bất kỳ thành phần chống viêm và giảm đau nào. Nhưng nó sử dụng các thành phần như gel để tạo thành một lớp màng bảo vệ trên vết loét, ngăn ngừa vết thương từ các kích thích bên ngoài. Một số hỗn hợp như bạc hà tươi sẽ cũng có tác dụng dịu cơn đau. Các thành phần có trong kẹo cao su phổ biến như gelatin, pectin, carboxymethylcellulose và carbomer cũng giúp làm dịu cơn đau trong giây lát.
Chú ý: Bởi vì nó không có tác dụng chống viêm, nó chỉ thích hợp cho các vết thương loét miệng do phẫu thuật. Không khuyến cáo cho nhiệt miệng do nhiễm khuẩn.
Một số loại thảo mộc Trung Quốc có công dụng loại bỏ viêm, sưng, hạ nhiệt, giúp thúc đẩy chữa lành vết thương nhanh chóng. Tuy nhiên, phải chú ý xem có giấy chứng nhận y tế không.
Chú ý: Các chế phẩm y học cổ truyền Trung Quốc thường có lượng vi khuẩn cao. Ngoài ra, các loại thuốc y học như vậy có độ bám dính kém và dễ dàng bị rửa trôi thông qua việc nuốt hoặc uống nước.
Loét miệng thường phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong khoang miệng. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua những cảnh báo mà chúng biểu hiện.Trước khi điều trị nhiệt miệng, hãy hiểu rõ nguyên nhân gây vết loét để chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, nếu loét miệng tái phát thường xuyên xảy ra, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc kiểm tra thể chất để tìm ra các vấn đề tiềm ẩn của cơ thể, thay vì chỉ bôi kem trị nhiệt miệng thông thường.