Bệnh rối loạn tiền đình tuy không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác và có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

La Dang 12:21 04/08/2019

1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì? 

Tiền đình là một cơ quan nằm ở vị trí phía sau ốc tai, nó có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là duy trì sự thăng bằng cho cơ thể, ví dụ như khi di chuyển, các vận của tứ chi, đầu, thân, nằm, đứng, cúi xuống hay xoay người…

Tương ứng với mỗi hoạt động của cơ thể là các vận động nghiêng, lắc theo của hệ thống tiền đình. Từ đó, giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng. Nhóm thần kinh cao cấp hơn của não sẽ giúp điều khiển hoạt động của hệ thống tiền đình. 

Rối loạn tiền đình xảy ra khi cơ thể bị mất cân bằng

Bệnh >rối loạn tiền đình xảy ra khi cơ thể bị mất cân bằng. Những triệu chứng của bệnh:

- Chóng mặt;

- Đầu óc quay cuồng;

- Hoa mắt;

- Ù tai;

- Buồn nôn;

- Đi không vững;

- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Hiện nay, theo như nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trưởng thành. Trong đối tượng lao động trí óc đang có xu hướng gia tăng.

 Rối loạn tiền đình xảy ra khi cơ thể bị mất cân bằng. Những biểu hiện bệnh rối loạn tiền đình  gồm như:

- Đầu óc quay cuồng;

- Hoa mắt;

- Chóng mặt;

- Ù tai;

- Mất thăng bằng, đi loạng choạng, dễ ngã… 

- Buồn nôn;

- Cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Khi mắc phải hội chứng này, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị nhiều ảnh hưởng, năng suất làm việc giảm trầm trọng.

Đối tượng lao động trí óc là đối tượng mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xảy ra trong vài ba ngày hoặc có thể kéo dài nhiều hơn. Do đó, bạn cần kịp thời đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình. Bác sĩ chữa bệnh rối loạn tiền đình bằng áp dụng phương pháp tốt nhất dựa trên các chuẩn đoán chính xác về mức độ cũng như nguyên nhân  bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

- Nguy cơ bị hội chứng rối loạn tiền đình ở những người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu rất cao. Đây là những tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến tai hoặc não.

- Giới văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, không gian làm việc kín, ít di chuyển,  làm việc trong một môi trường áp lực cao.

- Người cao tuổi thường không có nền tảng >sức khỏe tốt, vấn đề mất cân bằng cảm giác và chóng mặt cũng thường xuất hiện hơn.

Bệnh rối loạn tiền đình tuy không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác và có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây xuất hiện hội chứng này còn là:

- Thời tiết thay đổi 

- Thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng, stress …

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày kém điều độ.

3. Các loại rối loạn tiền đình phổ biến

Dựa vào triệu chứng của bệnh, có 2 loại rối loạn tiền đình thường gặp nhất đó là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

- Rối loạn tiền đình ngoại biên

Bệnh thường xảy ra do những tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình. Nguyên nhân thường do ảnh hưởng sau khi gặp chấn thương vùng đầu, hoặc bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ. Những triệu chứng thường gặp của bệnh đó là hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

Đây là hội chứng dạng nhẹ và lành tính. Người bệnh sẽ vẫn có thể giữ tỉnh táo trong di chuyển, chỉ gặp một vài khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.

- Rối loạn tiền đình trung ương

Nguyên nhân xuất hiện rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường dây liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thận não, tiểu não.

Tắc nghẽn động mạch dẫn máu đến nuôi não bộ sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch; hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ và gây chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.

Có 2 loại rối loạn tiền đình thường gặp nhất đó là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương

Triệu chứng: 

Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Triệu chứng của bệnh đó là đi lại khó khăn, người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi thay đổi tư thế hoạt động, đầu óc khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng xuất hiện nôn ói.

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Nếu đi ra ngoài một mình, ngất xỉu mà không được sơ cứu kịp thời thì người bệnh sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. 

4. Bệnh rối loạn tiền đình và cách điều trị hiệu quả

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi không?

Hoàn toàn có thể điều trị bệnh được nếu bạn biết cách xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt tốt cho sức khỏe.

Bao gồm:

- Tạo không gian làm việc sao cho thoáng khí, uống 2 lít nước một ngày là cách phòng tránh rối loạn tiền đình đầu tiên.

- Lưu ý không ngồi lâu trước máy tính, thường xuyên vận động cho vùng đầu, vùng cổ gáy.

Nên dành thời gian để tranh thủ tập thể dục, chạy bộ vào mỗi buổi sáng sớm.

Không ngồi lâu trước máy tính và lưu ý thường xuyên vận động cho vùng đầu, vùng cổ gáy

- Tránh quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

- Khi thường xuyên bị choáng váng, nên tránh lái xe hoặc hoặc điều khiển các phương tiện có động cơ mạnh, điều đó là rất nguy hiểm. 

- Thư giãn đầu óc bằng các hoạt động yêu thích,nên tránh việc lo âu, suy nghĩ quá nhiều.

- Khi có cảm giác chóng mặt, bạn nên ngồi hoặc nằm xuống.

- Kịp thời gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, hoa mắt, mất thị lực, giảm thính lực,..

5. Cách chữa bệnh hiệu quả theo dân gian 

- Ngâm chân bằng nước nóng: giúp máu lưu thông dễ hơn, giảm căng thẳng và ngăn ngừa chứng chóng mặt.

- Day ấn huyệt: Ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan,  tam âm giao… 5-10 phút/lần. Đây là cách giúp giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.

Chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả theo dân gian

- Massage vùng trán, sau gáy, hai bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu. Thao tác thực hiện nhẹ nhàng từ 10 – 20 phút/lần.

 6. Bệnh rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng gì?

Để ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ rối loạn tiền đình trở nặng, bạn cần có chế độ >dinh dưỡng khoa học, bổ sung những dưỡng chất cần thiết.

Ăn gì để bệnh bệnh thuyên giảm?

- Thực phẩm giàu axit folic

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, người bệnh nên nạp mỗi ngày ít nhất 400 microgram axit folic. Có thể kể đến những thực phẩm, thức ăn chữa bệnh rối loạn tiền đình chứa giàu dưỡng chất như rau chân vịt, nước ép cam, lạc, bánh mì, đậu trắng và mầm lúa mì…

- Thực phẩm giàu chất xơ

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi không chỉ tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể hiệu quả.

Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung những dưỡng chất cần thiết để hạn chế nguy cơ rối loạn tiền đình trở nặng

- Bổ sung vitamin

Bổ sung vitamin đầy đủ đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tiền đình. Chúng vừa giúp tăng sức đề kháng vừa góp phần làm tăng sức khỏe của hệ tiền đình.

Người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung  những vitamin gồm: B6, C, D và Folate.

Kiêng ăn gì?

- Tránh những thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. Thay vào đó, bạn nên dùng các loại ngũ cốc hạt để  cơ thể được hấp thu lượng đường và muối tự nhiên.

- Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, rượu, bia… Chúng có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên và gây các cơn đau đầu.

Điều trị dứt điểm bệnh rối loạn tiền đình là điều vô cùng cần thiết để tránh bệnh tái phát liên tục, gây những ảnh hưởng tiêu cực mang lại cho sức khỏe cũng như >đời sống của người bệnh. Áp dụng đúng chế độ ăn uống khoa học,  xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ cùng phát hiện bệnh sớm là cách để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả.