Hạt dẻ có nhiều dinh dưỡng phong phú như cacbonhydrate, protein, canxi, chất xơ, chất béo, chất khoáng, kali, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, axit folic, phốt pho, beta-caroten,…. Trong số đó, vitamin C là chất chống oxy hóa nổi tiếng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và giúp chăm sóc da. Nó cũng ngăn ngừa cảm lạnh và giúp giảm mệt mỏi.
Nhắc đến '>hạt dẻ' tôi lại nghĩ ngay đến một người. Đó là người đã đến phòng khám của chúng tôi liên tục trong 4 năm. Một doanh nhân có học thức và thành đạt, do công việc bận rộn nên cần một bác sĩ riêng để chăm sóc >sức khỏe cho cậu ấy. Một lần nọ, tôi kiểm tra một cách cẩn thận xem cậu ấy ăn sáng như thế nào để tiến hành điều trị và thật bất ngờ là cậu ta chỉ ăn 3,4 bốn hạt dẻ mỗi ngày.
Nếu biết về lợi ích của hạt dẻ bạn có thể hiểu tại sao một người bận rộn như vậy lại ăn chúng mỗi ngày. Hạt dẻ có nhiều >dinh dưỡng phong phú như cacbonhydrate, protein, canxi, chất xơ, chất béo, chất khoáng, kali, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, axit folic, phốt pho, beta-caroten,… . Trong số đó, vitamin C là chất chống oxy hóa nổi tiếng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và giúp >chăm sóc da. Nó cũng ngăn ngừa cảm lạnh và giúp giảm mệt mỏi.
Hạt dẻ cũng rất giàu vitamin B1. B1 là vitamin hòa tan trong nước cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, bao gồm chuyển hóa carbohydrate. Năng lượng nạp vào cơ thể càng cao, bạn càng cần nhiều viramin B1. Ngoài ra, tất cả các tế bào đều cần năng lượng. Nói cách khác, thiếu vitamin B1 có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của cơ thể được tạo thành từ các tế bào. Nó cũng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào thần kinh và cơ bắp. Do đó, khi thiếu vitamin B1 sức bền của chân bị lỏng lẻo và dễ bị mỏi.
Cũng chính vì lý do đó mà hạt dẻ cũng được khuyên dùng như một món ăn kèm khi uống rượu do vitamin B1 là loại vitamin độc nhất hỗ trợ quá trình phân hủy rượu. Vitamin B1 được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất để giảm cảm giác khó chịu do rượu. Vì vậy, nếu bạn ăn hạt dẻ như một món ăn phụ nó có thể trợ giúp bạn trong việc giải rượu. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể uống nhiều rượu.
Nếu bạn bị thiếu vitamin D do thiếu ánh sáng mặt trời thì cũng có thể ăn hạt dẻ để bổ sung nó. Nó cũng chứa vitamin A giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà. Và cũng hữu ích cho bệnh nhân tiêu chảy. Điều này là do chất tannin có trong hạt dẻ ngăn chặn tiêu chảy.
Hạt dẻ cũng rất giàu axit linolenic, một loại axit béo thiết yếu và làm giảm cholesterol mật độ thấp nên rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
Hạt dẻ có hàm lượng calo thấp so với các loại hạt khác nên được khuyến khích dùng trong chế độ ăn kiêng. Nó có hàm lượng chất béo thấp và nhiều chất xơ, mang lại cảm giác no lâu. Tuy nhiên, vì thành phần chính là carbohydrate nên nếu ăn một lượng lớn có thể khiến bạn tăng cân. Một hạt dẻ khoảng 10g khi chưa nấu chín sẽ chứa 16kcal, hạt dẻ luộc 13kcal và hạt dẻ rang khoảng 20kcal. Vì vậy, nếu bạn đang ăn kiêng thì nên ăn hạt dẻ luộc sẽ tốt hơn là hạt dẻ rang. Lượng khuyến nghị hàng ngày khi ăn hạt dẻ là 10 hạt hoặc ít hơn. Tiêu thụ nhiều hơn mức đó có thể gây tăng cân, tăng huyết áp, đau dạ dày và táo bón.
(Theo JoongAng)