Tỏi đen được cho là loại thực phẩm thần kỳ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Điều này có đúng không, ăn tỏi đen thế nào cho đúng cách?
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là được làm từ tỏi trắng, trải qua quá trình nung nóng và lên men từ 30-60 ngày ở nhiệt độ 60 độ C- 90 độ C, gây lên phản ứng Mallard khiến cho tép tỏi từ màu trắng chuyển sang màu đen.
Khi quá trình từ tỏi trắng lên men thành tỏi đen, thì các thành phần >dinh dưỡng trong tỏi như acid amin, nguyên tố vi lượng, Polyphenol tăng lên nhiều lần so vởi tỏi trắng. Trong quá trình lên men xuất hiện nhiều thành phần mới S-allyl-L-cystein (SAC), S-allyl mercapto cystein (SMAC) rất tốt cho >sức khỏe.
Tác dụng của tỏi đen đối với sức khoẻ
Tỏi đen được chứng minh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe trong dó loại thực phẩm này còn được nhắc đến như một vị thuốc của nhiều loại bệnh.
Tỏi đen giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tật
Tỏi đen có tính oxy hóa rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại, chống khỏi bệnh tật, làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. Chính vì thế tỏi đen được biết đến là “thần dược” hỗ trợ điều trị các bệnh do các gốc tự do gây ra như: bệnh tim, viêm khớp, bệnh Alzheimer.
Phòng chống và điều trị ung thư
Trong tỏi đen có hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình lipid hóa cao. Dịch chiết từ tỏi đen còn có tác dụng kháng lại các tế bào khối u, giúp phòng trống và kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư hiệu quả. Cơ chế tác dụng của tỏi đen là thông qua con đường kích thích miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.
Đặc biệt, tỏi đen giàu hàm lượng hoạt chất SAC, làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường – những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết.
Bảo vệ các tế bào gan
Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đại học dược Chungbuk (Hàn Quốc) cho thấy, tỏi đen có tác dụng rất tốt trong việc ức chế gây tăng cao men gan (AST và ALT). Đặc biệt, khi dùng tỏi đen điều trị cho các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ hay gặp phải những vấn đề tổn thương về gan khác thì hiệu quả đưa lại rất cao.
Hỗ trợ điều trị huyết áp cao và các bệnh về tim mạch
Các hợp chất Polyphenol, Ajoene và S-allyl-L-cysteine trong tỏi đen có khả năng loại trừ gốc tự do trong huyết tương đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị tăng huyết áp.
Phòng ngừa, hỗ trợ bệnh tiểu đường
Không chỉ có tác dụng hạ đường huyết và cholesterrol máu, tỏi đen còn cải thiện tính nhạy với insulin và rối loạn lipid máu. Với tính năng chống oxy hóa mạnh, tỏi đen được biết đến là nguyên liệu ngăn chặn hiệu quả các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Bên cạnh đó, tỏi đen còn có tác dụng hỗ trợ lớn cho các người mắc các vấn đề trên khi đang điều trị bằng thuốc tây y, giúp người bệnh hồi phục nhanh sức khỏe khi đang sử dụng thuốc, tránh mệt mỏi, đào thải các chất độc trong cơ thể.
Cách chế biến và sử dụng tỏi đen
Khác với tỏi tươi mùi nồng khó chịu, thì tỏi đen rất sử dụng. Tỏi đen có thể ăn trực tiếp, ngâm rượu hoặc ép lấy nước.
Ngâm rượu: Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
Ép lấy nước: Mỗi lần ép cho 3-5 nhánh tỏi thêm một chút nước ấm vào ép cùng, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Uống nước tỏi đen hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe đấy.
Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng từ một đến 3 củ mỗi ngày.
Có thể xắt thành lát nếu ăn chưa quen.