Chắc hẳn nhiều người thường có cảm giác đắng miệng khi ngủ dậy, nhất là vào buổi sáng nhưng lại cho rằng bình thường hoặc không chú ý. Tuy nhiên, sự thật đằng sau đó là những dấu hiệu sức khỏe cần đi khám bác sĩ ngay.

La Dang 16:07 10/02/2020

Nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy cơ thể mình xuất hiện dấu hiệu, biểu hiện hơi khác ngày thường thì tốt nhất không nên lơ là, bỏ qua. Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vài bệnh lý bên trong cơ thể. Nếu ban đầu nhẹ mà không chú ý, chữa trị kịp thời thì về lâu về dài có thể biến chuyển thành căn bệnh nặng, khó chữa trị, ảnh hưởng lớn đến >sức khỏe, tinh thần chúng ta.

Hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý thường gặp của cơ thể

Hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy cũng như vậy. Tuy không phải là một bệnh lý nhưng tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy lại là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý thường gặp của cơ thể. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy hiện tượng này thì nên quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân ngay từ hôm nay.

1. Các dấu hiệu nhận biết

Đắng miệng khi ngủ dậy là một hiện tượng gây khó chịu và có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Dấu hiệu nhận biết thường là cảm giác trong miệng có vị đắng, hơi mặn, có mùi hôi, đau họng… khiến bạn nhai nuốt khó khăn, ăn uống không ngon và đi kèm các triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Dấu hiệu nhận biết thường là cảm giác trong miệng có vị đắng, hơi mặn, có mùi hôi, đau họng…

Triệu chứng đắng miệng khi ngủ dậy thường xảy ra vào buổi sáng và cũng có thể xuất hiện vào những thời điểm khác trong ngày.

Tùy vào nguyên nhân để áp dụng phương pháp điều trị giúp chấm dứt tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy cũng như chữa trị kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn đằng sau.

2. Các nguyên nhân gây đắng miệng khi ngủ dậy

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy ở các mức độ nặng nhẹ như sau:

Các bệnh lý thông thường: Khi cơ thể ốm yếu, bị cúm, cảm lạnh, sốt, sức đề kháng yếu… thì khi ngủ dậy thường cảm thấy đau họng, đắng miệng, nhức đầu. Tuy nhiên, nguyên nhân này là biểu hiện bình thường của cơ thể, có thể chữa trị đơn giản, nhanh chóng.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy ở các mức độ nặng nhẹ

- Thiếu nước: Nếu không uống đủ 2 lít mỗi ngày thì ít nhất bạn cũng nên uống lượng nước tối thiểu, hạn chế khô miệng, không tạo đủ nước bọt gây nên tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy.

- Các bệnh lý về răng miệng: Sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu... cũng là một trong những nguyên nhân đắng miệng khi ngủ dậy. Bởi vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng hoạt động mạnh làm giảm lượng nước bọt khiến miệng có mùi hôi, có vị đắng mỗi khi ngủ dậy.

- Mang thai: Đắng miệng khi ngủ dậy cũng là hiện tượng thường gặp của phụ nữ mang thai ba tháng đầu do cơ thể bắt đầu có nhiều thay đổi. Tuy gây khó chịu nhưng tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe >mẹ bầu và có thể tự chấm dứt trong các tháng tiếp theo hoặc sau khi sinh con.

Một số tàn dư của thuốc cũng gây ảnh hưởng vào bài tiết nước bọt, gây ra cảm giác đắng miệng

- Thuốc, kháng sinh hay thực phẩm chức năng: Dù là uống thuốc để trị bệnh hay bồi bổ cơ thể thì đôi khi một số tàn dư của thuốc cũng gây ảnh hưởng vào bài tiết nước bọt, gây ra cảm giác đắng miệng. Hoặc một vài loại thuốc có thành phần nhiều tính kim loại hay vị đắng cũng gây ra tình trạng tương tự. Trong trường hợp này, bạn không cần lo lắng ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì, chỉ cần hết tàn dư thuốc trong cơ thể thì bạn cũng sẽ không còn cảm thấy đắng miệng nữa.

- Rối loạn tiêu hóa: Khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, dịch mật suy giảm, tiết ra ít hơn khiến quá trình chuyển hóa thức ăn chậm, dẫn đến bụng đầy ứ, khó tiêu kèm cảm giác đắng miệng, buồn nôn.

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến bụng đầy ứ, khó tiêu kèm cảm giác đắng miệng, buồn nôn

- Trào ngược dịch mật: Do van môn vị ngăn cách giữa ruột non và dạ dày bị hư tổn, không đóng kín khiến dịch mật ở ruột non trào ngược lên dạ dày và thực quản. Lúc này, khoang miệng thường có vị đắng, đôi khi hơi tanh và mặn.

- Chức năng gan suy giảm: Là “cỗ máy” quan trọng giúp chuyển hóa cũng như đào thải các chất độc hại trong cơ thể, gan giúp điều hòa các phản ứng hóa sinh và phải làm việc rất nhiều, liên tục. Nếu cơ thể hấp thụ nhiều thực phẩm và hóa chất trong thời gian dài, gan phải làm việc cật lực, quá sức chịu đựng hoặc bị nhiễm độc, bị suy giảm chức năng gan thì sẽ gây nên hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy.

- Tổn thương thần kinh: Vị giác vốn được gắn kết, dẫn truyền trực tiếp với các dây thần kinh não bộ nên nếu các dây thần kinh bị tổn thương hoặc cơ thể mắc các bệnh như đa xơ cứng, động kinh, u não hoặc ung thư thì có thể ảnh hưởng đến vị giác, gây ra tình trạng ăn không ngon, chán ăn, mệt mỏi, đắng miệng mỗi khi ngủ dậy.

3. Cách điều trị đắng miệng khi ngủ dậy

Vì có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy nên để điều trị dứt điểm thì bạn nên tìm ra nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp, chính xác.

Đầu tiên, để xoa dịu cảm giác đắng miệng, nên uống ngay một cốc nước ấm sau khi thức dậy. Nếu trong nhà có mật ong thì cho thêm một thìa mật ong vào cốc nước ấm, bởi đây là loại nước uống giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, làm sạch khoang miệng và giải tỏa cảm giác đắng miệng. Tránh uống nước lạnh khiến tình trạng càng tồi tệ hơn.

Uống ngay một cốc nước ấm sau khi thức dậy

- Hàng ngày uống đủ nước để cấp nước, thanh lọc cơ thể, tránh bị khô miệng, giúp hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa và làm việc của gan mật.

- Nên chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng hai lần sáng - tối, chịu khó xúc miệng sạch sẽ bằng nước muối loãng hoặc nước lọc sau mỗi lần ăn. Nên lấy cao răng thường xuyên và điều trị dứt điểm các bệnh sâu răng, viêm lợi, nha chu… để giúp ngủ dậy không còn cảm thấy đắng miệng nữa.

Chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày

Nếu đang uống thuốc điều trị bệnh, uống kháng sinh hoặc thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể thì sau thời gian dừng uống thuốc, hiện tượng đắng miệng sẽ không còn.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần chữa đắng miệng khi ngủ dậy. Việc ăn cháo nóng, bổ sung nhiều trái cây dồi dào vitamin C như: cam, quýt, bưởi, kiwi hay ngậm ô mai… sẽ giúp giảm vị đắng trong khoang miệng, kích thích tuyến nước bọt hoạt động và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi hơn.

Bổ sung nhiều trái cây dồi dào vitamin C

Hạn chế ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, axit cũng như nước ngọt, đồ uống có gas, rượu, bia, thuốc lá… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và chức năng gan.

Nên ăn chậm, nhai kỹ. Sau khi ăn nên đi lại nhẹ nhàng hoặc ngồi thư giãn để thức ăn có thời gian tiêu hóa, tránh nằm hoặc đi ngủ ngay khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên trên gây đắng miệng khi ngủ dậy.

Sắp xếp đi khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ 6 tháng 1 lần để bác sĩ kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh về gan mật, dạ dày cũng như các bệnh tiềm ẩn khác của cơ thể. Càng phát hiện sớm thì cơ hội chữa trị dứt điểm càng dễ dàng và ít tốn kém hơn.

Không nên tự đoán bệnh và mua thuốc uống mà không tham khảo ý kiến và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Tóm lại, đắng miệng khi ngủ dậy không phải là một bệnh lý nhưng là dấu hiệu cảnh báo quan trọng cho các căn bệnh cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân gây ra mà có những cách điều trị hợp lý và hiệu quả.

Do vậy, đừng chủ quan bỏ qua khi thường xuyên cảm thấy đắng miệng khi ngủ dậy. Hãy quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình ngay từ những biểu hiện thường gặp trong ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe mỗi ngày.