Để tránh những hậu quả đáng tiếc đến từ việc bị say nắng, công tác sơ cứu là vô cùng cần thiết, nhất là khi ở xa những trung tâm y tế.
Say nắng không chỉ gây ra những bất lợi nhất thời cho >sức khỏe, mà nó còn có thể ảnh hưởng lâu dài về sau nếu không được chữa trị kịp thời.
Say nắng là gì?
Mùa hè nắng nóng, oi bức dễ xảy ra tình trạng >say nắng. Tình trạng này thường xảy ra vào những ngày có nhiệt độ cao, những ngày nắng nóng đỉnh điểm trong mùa hoặc những ngày nhiệt độ tăng cao đột biến. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất cho biết bạn đang bị say nắng là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày và nhức đầu, nguy hiểm nhất là đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Triệu chứng say nắng
Khi gặp phải hiện tượng này, bạn sẽ có những biểu hiện dưới đây:
- Dấu hiệu đầu tiên khi say nắng là tăng thân nhiệt. Thân nhiệt tăng do nhiệt độ môi trường tác động. Nó kích thích quá trình đào thải mồ hôi, khiến cơ thể bạn bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến khả năng giảm khối lượng tuần hoàn, rối loạn chất điện giải, … tăng nguy cơ tử vong.
Không chỉ vậy, tăng thân nhiệt hoàn toàn có thể khiến các hoạt động chức năng của nhiều cơ quan nội tạng bị rối loạn, ví dụ như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ hô hấp …
- Da khô nóng, đỏ ửng lên;
- Mệt mỏi và đau đầu có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Xuất hiện ảo giác, lẫn lộn, không xác định được phương hướng;
- Hôn mê hay co giật cũng có khả năng cao xảy ra nếu bệnh tình ở mức độ nghiêm trọng.
Không phải ai gặp trường hợp này cũng có những triệu chứng giống nhau. Dấu hiệu của say nắng xuất hiện theo thời gian, theo thân nhiệt, vậy nên những biểu hiện sẽ gia tăng dần. Ban đầu có thể chỉ dừng lại ở việc tim đập nhanh, thở gấp, sau đó sẽ là mệt mỏi, chân tay rụng rời, khó thở, chuột rút …
Cách chữa say nắng hiệu quả
Để tránh những hậu quả đáng tiếc đến từ việc bị say nắng, công tác sơ cứu là vô cùng cần thiết, nhất là khi ở xa những trung tâm y tế.
- Giảm thân nhiệt nhanh chóng: Di chuyển người bệnh vào nơi thoáng mát, sạch sẽ. Nới lỏng quần áo hoặc cởi bớt quần áo ra. Chườm mát bằng khăn ướt nước hoặc nước đá ở những nơi tập trung nhiều động mạch như nách, bẹn, cổ. Quan trọng nhất là cấp nước ngay lập tức bằng cách cho người bệnh uống nước mát, có thể pha thêm muối để bổ sung chất điện giải.
- Di chuyển đến trung tâm y tế gần nhất: Đôi khi người bệnh sẽ không chỉ đơn thuần là nhất đi mà còn hôn mê sâu, sốt cao, khó thở, tức ngực và nôn mửa, tức là được xếp vào danh sách tình trạng nguy hiểm, vậy nên cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tiếp tục chườm mát và cố gắng giúp người bệnh uống nước trên đường đi đến bệnh viện.
- Điều trị tại trung tâm y tế: Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền nước để bù đi lượng nước và chất điện giải đã mất. Các biện pháp hạ sốt, chống co giật, hỗ trợ thở máy … sẽ được áp dụng tùy vào tình trạng bệnh.
Ngăn ngừa tình trạng say nắng
Chữa bệnh thì khó nhưng phòng bệnh thì đơn giản hơn nhiều. Cùng tham khảo những mẹo hay dưới đây để giảm thiểu tối đa khả năng say nắng.
- Không đứng dưới nắng quá lâu, kể cả những nơi có nhiệt độ nóng bức cũng vật.
- Che chắn kĩ lưỡng bằng kem chống nắng, găng tay, khẩu trang, kính râm, mũ nón và quần áo bảo hộ.
- Đảm bảo môi trường xung quang thoáng mát, ví dụ như các nhà xưởng, hầm lò … cần được mở cửa sổ, bật quạt để điều hòa không khí.
- Bổ sung nước thường xuyên kể cả khi chưa khát. Uống nước lọc hoặc nước pha muối, nước trái cây là tốt nhất.
- Nghỉ ngơi ở nơi có bóng râm sau khoảng 1 tiếng hoạt động dưới trời nắng, không làm việc quá sức.
Say nắng uống gì?
Khi say nắng, điều cơ thể cần nhất là nước do bị tiêu hao trong quá trình bài tiết mồ hôi, do đó uống nước là điều vô cùng cần thiết.
Những loại đồ uống nên dùng khi bị say nắng là từ những loại hoa quả tươi, có lượng đường cao như xoài, vải, dưa hấu. Ngoài ra, những loại nước tăng lực bán trên thị trường cũng có khả năng cung cấp năng lượng rất tốt.
Đơn giản hơn thì bạn có thể bổ sung nước lọc, nước chanh tươi, trà xanh hoặc các loại trà khác có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.