Khi một người bước vào tuổi 50, thay vì “thêm” những thứ không rõ tác dụng vào cơ thể, mọi người vẫn có thể sống thọ hơn nhờ vào các “phép trừ” đơn giản.
Khi con người càng lớn tuổi, việc chăm sóc >sức khỏe trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu. Nếu thực hiện được 4 điểm "lười" dưới đây sẽ giúp >sống khỏe mạnh hơn.
"Lười" thức khuya
Thực chất, việc thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người ở độ tuổi sau 50, thể chất suy giảm mạnh, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại, khả năng tái tạo tế bào suy yếu, chức năng miền dịch giảm. Ngoài ra, khi cơ thể già đi, đồng hồ sinh học cũng thay đổi. Do đó, việc thức khuya sẽ tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe.
Sau 50 tuổi, tốt nhất nên duy trì thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và ngủ sớm để đảm bảo cơ thể hoạt động ổn định, duy trì sức khỏe.
Đồng hồ sinh học của cơ thể có liên quan mật thiết đến quá trình bài tiết hormone. Thiếu ngủ sẽ làm cơ thể thiết ra nhiều các hormone như adrenaline và cortisol. Những loại hormone này có thể khiến cơ thể con người rơi vào trạng thái căng thẳng và dễ gặp các vấn đề về huyết áp, tim mạch.
Ngoài ra, thức khuya về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng tới quá trình sữa chữa tế bào trong cơ thể, khiến cơ thể dễ gặp các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, suy giảm trí nhớ.
"Lười" uống trà đặc
Nhiều người có sở thích uống trà. Các loại trà cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không nên uống trà quá đậm. Đặc biệt, những người bước vào độ tuổi trung niên càng nên tránh uống trà đậm. Trà đặc chứa nhiều caffein. Đây là chất dễ gây kích ứng, làm tăng gánh nắng cho tim, gây ra tình trạng tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ở độ tuổi sau 50, nhiều người thường có sở thích uống trà. Tuy nhiên, không nên uống trà đậm vì có thể kích thích dạ dày và ruột, có thể gây tiêu chảy, táo bón và các vấn đề khác. Hơn nữa, trà đặc chứa nhiều caffein là chất dễ gây kích ứng sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, khiến huyết áp tăng cao, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Người trên 50 tuổi mạch máu và chức năng tim tương đối yếu, nếu dùng quá nhiều thức uống này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu não.
3. “Lười” uống bia, rượu
Boa, rượu là những thức uống tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe như bệnh tim mạch, viêm gan, loét dạ dày và các bệnh nguy hiểm khác. Hơn nữa, theo tuổi tác, khả năng trao đổi chất của cơ thể chậm lại, quá trình chuyển hóa và bài tiết bia, rượu cũng chậm lại. Điều này sẽ dẫn đến việc những chất độc hại sẽ tích tụ lâu trong cơ thể, gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, không chỉ những người ngoài 50 tuổi mà bất cứ đối tượng nào cũng nên hạn chế hoặc tốt nhất là không uống bia rượu.
4. “Lười” ăn thịt đỏ và đồ muối chua
Khi con người già đi, các chức năng cơ thể bắt đầu suy giảm dần, hệ thống trao đổi chất cũng dần hoạt động chậm lại. Do đó khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn của cơ thể cũng sẽ yếu đi. Lúc này, việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm đậm vị, nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, không tốt cho sức khỏe.
Ngoài việc hạn chế những thực phẩm mặn và nhiều dầu mỡ, mọi người cũng nên ăn ít các loại thịt đỏ và dưa muối chua. Dù thơm ngon nhưng đây là những loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe.
Ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do chúng chứa nhiều chất béo và muối. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Stroke của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng nam giới ăn nhiều hơn 2 phần thịt đỏ/ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với những người chỉ tiêu thụ khoảng 1/3 khẩu phần/ngày.
Trong khi đó, các món đồ muối như dưa muối, cà muối... thường có lượng nitrit khá lớn. Khi đi vào cơ thể, nitrit sẽ biến đổi thành nitrosamine. Đây là một chất gây hại cho sức khỏe của con người. Người có chức năng gan kém tốt nhất không nên ăn đồ muối chua. Người bình thường cũng nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.