Ung thư hiện đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi, do đó phụ nữ càng cần quan tâm tới sức khỏe và chủ động phòng ngừa từ sớm. Việc tầm soát ung thư ở phụ nữ càng sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt nên được duy trì ít nhất 6 tháng/lần.
Theo chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ từ độ tuổi 22 trở lên hoàn toàn có thể thực hiện tầm soát >ung thư. Một số dạng> tầm soát ung thư ở nữ giới phổ biến hiện nay bao gồm:
Theo thống kê của GOLOBOCAL 2020 số ca mắc mới ung thư vú tại Việt Nam chiếm hơn 1/5 tổng số ca ung thư mắc mới ở phụ nữ, có nghĩa là cứ khoảng 5 phụ nữ mắc ung thư có 1 người mắc ung thư vú.
Ung thư vú là căn bệnh có thể dự phòng, phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh được chẩn đoán kịp thời.
Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm:
Tiền sử gia đình: Có mẹ, con gái, chị, em gái bị ung thư vú
Phụ nữ có đột biến gen BRCA1, BRCA2
Tuổi cao ≥ 40 tuổi
Người có tiền sử chiếu xạ vùng ngực
Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)
Phụ nữ mang thai muộn (>30 tuổi), không mang thai, không cho con bú
Những người mắc bệnh béo phì, hút thuốc lá
Có tiền sử mắc bệnh ung thư trước đó: Ung thư vú, buồng trứng, nội mạc tử cung…
Nhóm phụ nữ nào cần tầm soát ung thư vú?
Việc tầm soát ung thư vú hiện nay được khuyến cáo với những nhóm đối tượng bao gồm:
Với nhóm nguy cơ trung bình: Việc khuyến cáo sàng lọc ung thư vú nên thực hiện ở phụ nữ trên 40 tuổi. Sử dụng các công cụ như: Khám lâm sàng, chụp nhũ ảnh, siêu âm hỗ trợ.
Với nhóm nguy cơ cao: Việc chỉ định sàng lọc có thể được đề nghị sớm hơn hoặc tần suất nhiều hơn.
Cũng như nam giới, với phụ nữ thì ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong khá cao do ung thư.
Ai nên sàng lọc ung thư phổi?
Việc sàng lọc và tầm soát ung thư phổi trên các nhóm nguy cơ khác nhau có khuyến cáo khác nhau, tuy nhiên phương pháp chứng minh làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh được công nhận là LDCT (chụp CT liều thấp). Việc sàng lọc được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, bao gồm:
Nhóm 1:
- Tuổi: 55 – 74 tuổi có tiền sử hút thuốc từ trên 30 bao/năm có thể hiện tại vẫn tiếp tục hút hoặc người đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.
Nhóm 2:
- Tuổi ≥ 50, có hút thuốc trên 20 bao/năm và có một trong các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, bệnh nhân mắc các bệnh phổi trước đó như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao… bệnh nhân hiện đang mắc một bệnh ung thư, phơi nhiễm yếu tố nguy cơ ung thư phổi nhưng không phải hút thuốc lá thụ động.
Một số nghiên cứu gần đây trên nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá cho thấy: Yếu tố ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Hàng năm, ước tính ung thư đại trực tràng chiếm khoảng 147.950 trường hợp mắc và 53.200 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh trong khoảng từ 40 đến 50 tuổi. Nhìn chung, hơn một nửa số trường hợp xảy ra ở trực tràng và đại tràng xích ma.
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng ở phụ nữ đứng hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư phổi, chiếm khoảng gần 8% số ca mắc mới.
Các phương pháp áp dụng cho sàng lọc ung thư đại trực tràng như:
Nội soi đại tràng
Xét nghiệm máu ẩn trong phân
Đôi khi chụp CT đại tràng cũng được sử dụng trong tầm soát ung thư đại trực tràng
Đối với bệnh nhân có nguy cơ mức độ trung bình, sàng lọc ung thư đại trực tràng (CRC) được đầu từ 45 tuổi và tiếp tục cho đến khi 75 tuổi. Đối với người lớn từ 76 đến 85 tuổi, quyết định xem có nên sàng lọc ung thư đại trực tràng nên được cá nhân hóa.
Ung thư cổ tử cung (CTC) là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu, với ước tính có khoảng 604.000 ca mắc mới và 342.000 ca tử vong vào năm 2020. Virus papillomavirus ở người (HPV) là yếu tố nguy cơ chính của ung thư CTC.
Có nhiều chủng HPV khác nhau, tuy nhiên chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất, chúng được tìm thấy ở 70% trong tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung, bên cạnh đó các phụ nữ nhiễm HIV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn gấp 6 lần so với phụ nữ không nhiễm HIV.
Ung thư cổ tử cung có thể dự phòng, phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn thông qua: Tiêm phòng HPV, khám tầm soát phát hiện sớm các tổn thương CTC có nguy cơ ung thư cao… Bệnh ung thư CTC có các biểu hiện âm thầm, tuy nhiên một số bệnh nhân có thể có các biểu hiện như:
Ra máu âm đạo bất thường: Đây là triệu chứng đặc trưng và hay gặp nhất của ung thư CTC.
Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục, đau khi quan hệ: Có nhiều nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục, tuy nhiên một trong số đó là triệu chứng của ung thư CTC. Vì vậy nếu bạn có biểu hiện bất thường khi quan hệ tình dục, bạn hãy đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như: Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu, Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu. Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng. Kinh nguyệt kéo dài, không đều.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư CTC
Hàng đầu là HPV (chiếm đến hơn 95%)
Bên cạnh đó còn các yếu tố nguy cơ khác như: Tuổi cao, sinh con sớm trước tuổi 17, sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên), béo phì, thuốc lá…
Tầm soát ung thư CTC được khuyến cáo ra sao?
- Các bạn nữ từ 21 - 29 tuổi nên làm:
Xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) mỗi 3 năm.
Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo.
- Phụ nữ từ 30 - 65 tuổi nên làm:
Xét nghiệm Pap và HPV đồng thời mỗi 5 năm (ưu tiên).
Hoặc người bệnh có thể làm mỗi xét nghiệm Pap mỗi 3 năm.
Những đối tượng nào có nguy cao bị ung thư dạ dày?
Những người có bố mẹ hoặc anh em ruột bị ung thư dạ dày, đặc biệt có người bị ung thư dạ dày dưới 40 tuổi.
Người bị cắt bán phần dạ dày sau 15 năm.
Người có viêm teo niêm mạc dạ dày nặng trên nội soi: viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc dạ dày.
Những người từng phát hiện ung thư dạ dày sớm đã điều trị khỏi bằng cắt hớt hoặc tách cắt niêm mạc.
Những người bị hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình.
Từ 40 tuổi nên nội soi dạ dày tầm soát tìm ung thư sớm.
Phương pháp nào tầm soát ung thư dạ dày?
Sử dụng nội soi tiêu hóa là công cụ đầu tay để tầm soát ung thư dạ dày. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tượng từ 40 tuổi được khuyến cáo nên soi dạ dày để sàng lọc. Nếu nội soi thấy không có viêm teo hoặc viêm teo nhẹ thì cứ 2 - 3 năm nội soi một lần. Nếu viêm teo mức độ nặng và hoặc có dị sản ruột lan tỏa thì mỗi năm nội soi dạ dày một lần.
Bạn nên tầm soát ung thư gan khi nào?
Nên thực hiện mỗi 4-6 tháng 1 lần với nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như: Nhiễm viêm gan virus mạn tính B, C. Đặc biệt với người có bố mẹ, anh chị em ruột mắc ung thư gan thì họ càng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao khác như: Xơ gan, béo phì, gan nhiễm mỡ không do rượu, tiền sử bệnh gan tự miễn…
Sử dụng kết hợp giữa khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh (Siêu âm, chụp CLVT hoặc cộng hưởng từ) và xét nghiệm máu (AFP, AFP L 3 và PIVKA II).