Sự thay đổi của tóc là một trong những dấu hiệu phản ánh sự xuống cấp của cơ thể mà rụng tóc là triệu chứng phổ biến. Vậy, rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Rụng tóc xảy ra khi các tế bào mầm tóc bị suy yếu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy yếu tế bào mầm tóc như: mất cân bằng thần kinh nội tiết, stress, di truyền, lạm dụng các hóa chất, thiếu >dinh dưỡng… Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? là điều không phải ai cũng nắm được. Nếu rụng tóc nhiều không liên quan đến các lý do trên thì bạn nên cân nhắc xem mình có đang mắc một trong những bệnh lý dưới đây không.
+ Bệnh lý tuyến giáp
Các bệnh lý về tuyến giáp thường gây mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể.Thường có 2 dạng bệnh: một là suy giáp - do cơ thể sản xuất quá ít hormone dẫn đến tuyến giáp hoạt động kém hoặc cường giáp - trường hợp có quá nhiều hormone được sinh ra hay tuyến giáp hoạt động quá mức.
Rụng tóc được xem là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh về tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.
+ Rối loạn hệ miễn dịch
Thật đáng buồn là cơ thể chúng ta có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố “ngoại xâm” khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc rối loạn, dẫn đến quá trình đào thải chúng xảy ra nhanh hơn và liên tục. Nang tóc, trong đó đặc biệt là tế bào mầm tóc bị hủy hoại, lâu dần quá trình rụng tóc sẽ đến nhanh và sớm hơn bình thường.
+ Viêm nhiễm da đầu
Các loại nấm thường ký sinh trên các tế bào chết của tóc và dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Chúng dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng…. khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không được cải thiện dứt điểm, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn, có thể dẫn đến hói đầu nếu không có biện pháp điều trị phù hợp.
+ Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng đa nang buồng trứng ở phụ nữ thường xảy ra do mất cân bằng hormone, làm cho cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ. PCOS thường gây rụng tóc nhiều, trong khi lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể thì lại mọc nhiều quá mức cần thiết.
+ Tóc rụng nhiều ở nữ giới do thiếu những chất gì?
Một sự thật là quá trình nuôi dưỡng chân tóc ở phụ nữ tóc tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất hơn nam giới, trong khi đó họ lại dễ thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, protein, sắt… do hành kinh, mang thai, sinh nở hoặc bữa ăn không đủ chất. Khi hàm lượng dinh dưỡng không cân bằng, các tế bào mầm tóc cũng trở nên èo uột, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Việc thiếu hụt các vitamin nhóm A, C, B,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc kéo dài. Vitamin C đóng vai trò như chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ sắt và chuyển hóa tổng hợp hồng cầu, từ đó tạo máu. Thiếu vitamin C khiến tóc rụng nhiều, chất tóc xơ yếu và rất dễ bị gãy. Vitamin B, đặc biệt là các nhóm B5, B6, B7, B12 giúp tránh tình trạng gãy rụng tóc và oxy hóa mái tóc. Sự thiếu hụt vitamin A là nguyên nhân khiến chất tóc yếu, xơ cứng và gây ra tình trạng rụng tóc.
Nhiều lầm tưởng cho rằng rụng tóc nhiều là biểu hiện của bệnh lý ung thư. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Bệnh nhân ung thư chỉ bị rụng tóc khi trải qua hóa trị, xạ trị. Những phương pháp này thường giúp tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển tế bào ung thư, tuy nhiên, chúng gây tác dụng phụ là tiêu diệt luôn các tế bào mầm tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Hãy duy trì những thói quen tốt dưới đây để khắc phục tình trạng tóc yếu, dễ gãy rụng hiệu quả:
Bên cạnh chế độ chăm sóc bên ngoài, việc bổ sung các loại thực phẩm từ bên trong là cách làm lâu dài giúp khắc phục tình trạng rụng tóc. Bổ sung các thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin sẽ giúp tóc bóng khỏe hơn, nuôi dưỡng chân tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa Biotin giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc và chăm sóc tóc suôn mượt.
+ Bổ sung protein từ cá
Omega 3 có nhiều trong các loại cá, nhất là cá thu và cá hồi có tác dụng ngăn ngừa tóc rụng, giữ cho mái tóc của bạn luôn chắc khỏe.
Trong thịt cá còn có chứa nhiều vitamin B12, chất sắt góp phần tăng sự khỏe mạnh cho tóc và sự săn chắc, sáng đẹp cho làn da của bạn. Do đó, ăn nhiều cá, chế biến nhiều món ăn với nguyên liệu chính là cá để nhanh chóng sở hữu mái tóc đẹp như bạn mơ ước nhé.
+ Các loại rau có màu xanh đậm
Rau xanh chứa nhiều chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tốt cho tóc. Những loại rau màu xanh sẫm, đậm như bông cải xanh, rau bina đem lại cho cơ thể nhiều canxi và sắt, giúp mái tóc bạn thêm khỏe mạnh hơn.
+ Sữa và các chế phẩm từ sữa
Chất béo trong sữa tươi có thể giúp tóc bóng mượt mà không làm bạn bị béo phì nếu dùng liều lượng vừa phải. Sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai chứa các loại protein là whey, casein hỗ trợ nuôi dưỡng cho tóc chắc khỏe, bóng mượt.
+ Chuối
Trong chuối chứa nhiều vitamin B6, loại vitamin có tác dụng giúp cơ thể con người hấp thu các dưỡng chất từ những thực phẩm khác dễ dàng hơn, giúp đẩy mạnh quá trình sản sinh tế bào máu, nguồn dưỡng chất nuôi nang tóc giúp tóc mềm mượt, bóng đẹp, khỏe mạnh.
Thiếu vitamin B6 trong chế độ ăn sẽ làm tăng nguy cơ gãy rụng ở tóc. Vì thế, hãy tập ăn chuối thường xuyên để tóc khỏe đẹp và có lợi với hệ tiêu hóa, >sức khỏe của bạn hơn.
+ Các loại hạt ngũ cốc
Hạt ngũ cốc chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho việc nuôi dưỡng một mái tóc khỏe mạnh. Kẽm, sắt, vitamin B đều có trong ngũ cốc. Trong đó, kẽm giúp kích thích hormone làm cho tóc dày, mượt và khỏe hơn.
Tiêu thụ các loại ngũ cốc, nhất là ngũ cốc thô còn giúp các cơ quan trong cơ thể bạn hoạt động tốt, tiêu hóa dễ dàng, tăng cường sức khỏe và đem đến cho bạn tinh thần vui tươi, thoải mái hơn nữa đấy.
Với những tư vấn của chúng tôi, hy vọng đã giải đáp được thắc mắc rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì đến các bạn. Một lời khuyên nữa là bên cạnh chế độ ăn uống, chăm sóc tóc thì giữ tinh thần thoải mái, sảng khoái, luôn vui vẻ cũng chính là cách hạn chế rụng tóc hiệu quả đấy!