Nếu thường xuyên bị run tay chân, rất có thể bạn đang mắc một trong những căn bệnh nguy hiểm sau đây.

06:05 24/11/2019

Bất cứ nguyên nhân nào làm tổn thương tiểu não như: chấn thương sau va đập, di chứng của viêm não, sau tai biến mạch máu não, bệnh đa xơ cứng, rối loạn thoái hóa di truyền hay hiếm gặp hơn là sốt cao co giật khi còn nhỏ,… đều có thể làm ảnh hưởng đến chức năng vùng não điều khiển vận động, gây >run tay chân.

Các tổn thương về não cũng có thể gây nên chứng run tay chân (Ảnh minh họa)

Bệnh cường giáp

Khi mắc bệnh cường giáp có thể gây nên hiện tượng run tay chân.Tuyến giáp giúp kiểm soát tim, tiêu hóa, trao đổi chất và nhiều chức năng khác của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, các phần khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Cùng với cảm giác tim đập nhanh, vã mồ hôi, căng thẳng khó chịu và giảm cân không chủ ý, bạn cũng có thể nhận thấy bàn tay và các ngón tay, chân bị run.

Bệnh Parkinson

Run tay chân là biểu hiện điển hình của chứng bệnh Parkinson (Ảnh minh họa)

Khi thấy tay bị run bạn hãy nghĩ ngay đến >bệnh Parkinson. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng run chân tay, bệnh chủ yếu thường gặp ở các đối tượng trên 55 tuổi. Triệu chứng run xảy ra ở tay, giọng nói, cằm, chân và ở giai đoạn muộn là toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Run thường kèm theo cứng đờ chân tay, giảm biểu cảm khuôn mặt, giảm nhận thức, trí nhớ,…

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật có thể gây hồi hộp, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh và cả run tay chân. Ở những người bị run tay chân do >rối loạn thần kinh thực vật gây nên, các cơn run thường tăng khi bạn có các cảm xúc mạnh như: lo lắng, căng thẳng, hồi hộp hay khi tập trung làm động tác nào đó. Run có thể chỉ xuất hiện ở tay hoặc lan sang chân và giọng nói kèm theo tim đập nhanh, đổ mồ hôi, hoa mắt.

Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cúng cũng có thể khiến tay chân bạn bị run rẩy (Ảnh minh họa)

Bệnh đa xơ cứng có liên quan đến hệ miễn dịch, não, thần kinh và tủy sống. Khi mắc bệnh, nó cũng có thể làm cho tay bị run. Người bệnh có nhiều khả năng bị run ở bàn tay hoặc bàn chân. Đa xơ cứng có thể gây ra nhiều cơn run và tình trạng phổ biến nhất là bạn sẽ thấy run khi đang di chuyển.

Biểu hiện của các bệnh khác

- Run tay chân đôi khi còn là biểu hiện do thiếu một số vitamin, khoáng chất như magie, vitamin B6, vitamin B12, vitamin D…Ngoài ra, những cơn run cũng có thể là triệu chứng của nhiễm độc kim loại nặng nếu đi kèm với các chứng như co giật, teo cơ, yếu cơ…

- Đường huyết thấp: Hạ đường huyết có thể gây nên những phản ứng tự nhiên của cơ thể và làm cho tay chân bạn bị run rẩy.

- Stress, mất ngủ: Khi cơ thể không được ngủ đủ giấc và thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng có thể khiến cho tay chân bạn bị run.

Theo Huyền Trần/Gia Đình Việt Nam