Dù bị nhiệt miệng ở vùng nào thì cũng khó chịu nhưng cũng có một số giải pháp giúp nhiệt miệng trở không nên trầm trọng và nhanh khỏi hơn.
Mùa đông mọi người thường ăn nhiều đồ nóng để cho ấm người nhưng hậu quả để lại là >nhiệt miệng (bỏng nhiệt do nóng). Làm thế nào để trị nhiệt miệng hiệu quả? Nha sĩ tiết lộ 5 thứ có thể làm quá trình phòng chữa nhiệt miệng nhanh chóng hơn.
Thời tiết quá lạnh nên nhu cầu của con người không thể kháng cự lại sự ấm nóng và cay nồng của đồ ăn. Nhưng những bát canh cay nóng, tan chảy mùa đông thường mang theo mối nguy hiểm: Nhiệt miệng.
Nhiệt miệng thường mất nhiều thời gian mới chữa khỏi được và không có nhiều giải pháp chữa tạm thời.
Tiến sĩ Eunjung Jo, nha sĩ tại Astor Smile Dental ở thành phố New York (Mỹ) cho rằng nhiệt miệng ở vùng lưỡi thường nhanh lành hơn so với nhiệt trên da miệng, vì lưỡi là nơi cung cấp nhiều máu trong khắp cơ thể, song vùng da lưỡi lại nhạy cảm hơn các vùng khác.
Dù bị nhiệt miệng ở vùng nào thì cũng khó chịu. Tiến sĩ Eunjung Jo tiết lộ có một số giải pháp "vàng" để tránh nhiệt miệng trở nên trầm trọng và nhanh khỏi hơn. Đó là những cách sau đây.
1. Có chế độ ăn mềm
Tiễn sĩ Jo nói" Hãy ăn những đồ ăn mềm và không có chất gây nóng bỏng da. Điều này có nghĩa là những loại như khoai tây chiên, những thực phẩm ăn sẵn không nên có trong thực đơn của bạn".
Thay vào đó chúng ta có thể tăng cường sữa chua, những đồ ăn uống lành mạnh không gây hại cho khoang miệng, nhất là vùng lưỡi.
2. Tránh ăn đồ nóng, cay
Tiến sĩ Jo cho rằng nếu muốn không để lại vết thương vùng miệng thì không nên ăn đồ quá lạnh và đồ quá nóng. Tốt nhất, hãy nói "Không" với đồ cay.
Bất cứ thứ gì lạnh, nóng hay cay sẽ gây bỏng cho vùng da nhạy cảm khu vực miệng, lưỡi vì vậy trước khi ăn/ uống bạn cần kiểm tra để biết chắc nhiệt độ của từng loại.
3. Không dùng đồ uống có nhiều axit
Tiến sĩ Jo cảnh báo rằng tất cả các loại cà phê, rượu vang và nước giải khát đều phải được loại ra khỏi thực đơn trong ít nhất hai ngày nếu như bạn đang bị nhiệt miệng. Lý do là vì cả 3 loại thức uống trên đều có tính axit, có nghĩa là chúng sẽ gây kích ứng da, có khả năng trì hoãn toàn bộ quá trình hồi phục tổn thương do nhiệt gây ra.
Tiến sĩ Jo cũng không khuyến khích bạn uống cà phê sữa trong thời gian này cho dù nhiều người nghĩ rằng sữa sẽ làm giảm lượng axit trong cà phê và "thân thiện" với miệng hơn.
4. Giữ miệng luôn sạch
Vi khuẩn trong vết thương hở có thể dẫn đến nhiễm trùng và ngăn ngừa chữa bệnh. Nhiệt miệng cũng vậy. Nó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng cao hơn nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Sau khi bỏng nhiệt, cần đánh răng thật kỹ, dùng nước súc miệng và uống nhiều nước để rửa sạch thực phẩm hay vi khuẩn trong miệng.
5. Dùng thuốc đặc trị
Nếu bị bỏng nhiệt hoặc nhiệt miệng nghiêm trọng tốt nhất nên đi khám bác sỹ để có được liệu pháp và thuốc đặc trị.