Tích cực thay đổi 1 thói quen xấu và hạn chế làm 3 điều dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa được các căn bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường loại 2 và đẩy lùi ung thư.

My My (t/h) 06:00 02/03/2023

1. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Iowa, Hoa Kỳ đã tiến hành phân tích dữ liệu của hơn 35.000 người trưởng thành trên 20 tuổi trong bản “Khảo sát kiểm tra >sức khỏe và >dinh dưỡng quốc gia” (National Health and Nutrition Examination Survey) trong vòng 25 năm (từ 1990 - 2014) và phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh ở ngoài (nhiều hơn 2 bữa/ngày) tăng 49% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, tăng 18% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và tăng 67% nguy cơ tử vong do ung thư sơ với những người hiếm khi ăn đồ ăn nhanh (ít hơn 1 bữa/tuần).

Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho biết thức ăn nhanh thường có giá trị dinh dưỡng tương đối thấp, chủ yếu là thực phẩm nhiều calo, chất béo và nhiều muối. Trong khi đó, các thành phần dinh dưỡng có lợi như chất xơ, chất chống oxy hóa trong thức ăn nhanh lại tương đối hạn chế.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc thường xuyên ăn thức ăn nhanh có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp, lượng đường trong máu và cân nặng.

Ảnh minh họa.

2. Hạn chế hút thuốc, uống rượu

Thuốc lá và rượu là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Thuốc lá là mối đe dọa đối với sức khỏe khi nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư phổi và ung thư dạ dày. Đồng thời, hút thuốc lá thường xuyên cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bên cạnh đó, uống rượu lại làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan dễ bị tổn thương hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống rượu thường xuyên có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, thậm chí có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.

Ảnh minh họa.

3. Hạn chế sử dụng đồ uống có đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống đồ uống chứa đường mỗi ngày có thể làm tăng 8% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng 26% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, uống quá nhiều đồ uống có đường cũng có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì,...

Đặc biệt, đồ uống có đường còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Một nghiên cứu trên 90.504 phụ nữ từ độ tuổi từ 50 - 79 đã được thực hiện trong vòng 19 năm để tìm hiểu về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường và nguy cơ ung thư gan. Tác giả của nghiên cứu là PGS.TS Longgang Zhao, Khoa Dinh dưỡng, Trường Y tế Công cộng Harvard T.H.Chan cho biết, nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ uống ít nhất 1 ly (355ml) đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn 73% so với những phụ nữ không uống hoặc uống ít hơn 3 ly đồ uống có đường mỗi tháng. Những phụ nữ uống nhiều hơn 1 ly đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn 78%.

4. Thay đổi thói quen ít vận động

Hiện nay các phương tiện di chuyển tương đối đa dạng, mọi người đa số sẽ di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy, kéo theo đó là thời gian ngồi tăng lên, thời gian hoạt động thể chất, đi bộ cũng giảm xuống.

Lối sống ít vận động, ngồi nhiều trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới cột sống và thắt lưng, gây đau cổ, vai, gáy. Ngoài ra, lối sống ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường loại 2, thừa cân béo phì và bệnh tim mạch.

Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên tăng cường tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng cường hoạt động thể chất với cường độ từ trung bình đến mạnh, thậm chí chỉ cần tập thể dục hoặc đi bộ trong vòng 10 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe.

 

 

Theo Mộc Miên/ Tổ quốc